Hiện vụ thu hoạch tại các tỉnh đang vào cao điểm. Trước tình hình thiếu nhân công thu hái hồ tiêu, hôm qua, Ban Chỉ huy quân sự huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp Sư đoàn 302 tổ chức Lễ xuất quân hỗ trợ bà con nông dân thu hoạch hồ tiêu trên địa bàn huyện Châu Đức.
Các lực lượng đã hỗ trợ thu hoạch tiêu cho các gia đình có thanh niên nhập ngũ năm 2023 và những gia đình khó khăn trên địa bàn các xã Bàu Chinh, Quảng Thành, Bình Giã.
Theo thống kê của UBND huyện Châu Đức, hiện nay diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn huyện là 5.077 ha; trong đó, có khoảng 4.310ha đang thời kỳ thu hoạch, với sản lượng khoảng 7.758 tấn. Vùng sản xuất hồ tiêu trọng điểm của huyện nằm ở các xã Quảng Thành, Bàu Chinh, Kim Long, Láng Lớn, Sơn Bình, Bình Giã, Đá Bạc, Bình Trung, Xuân Sơn với quy mô diện tích mỗi xã từ 350-600 ha/xã; thời kỳ thu hoạch được tập trung thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, tùy theo giống và điều kiện khí hậu thời tiết.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay quay đầu tăng nhẹ ở Indonesia nhưng đi ngang ở các quốc gia khác. Cụ thể, giá tiêu đen Lampung tại Indonesia tăng nhẹ 0,31%, lên mức 3.542 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này tăng 0,31%, ở mức 6.098 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.900 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.250 - 3.350 USD/tấn. Và giá tiêu trắng có mức 4.750 USD/tấn.
Sản lượng hồ tiêu năm nay ở Sri Lanka dự kiến sẽ ở mức 19.500 tấn, thấp hơn so với 20.400 tấn năm ngoái.
Nguyên nhân là do mùa mưa kéo dài ảnh hưởng xấu đến vụ mùa hồ tiêu. Bên cạnh đó còn có việc thiếu hụt nhiên liệu và các vấn đề phát sinh từ tăng giá phân bón và chi phí vận chuyển.
Dự kiến, hạt tiêu chất lượng thấp tại Sri Lanka sẽ được thu hoạch vào giai đoạn tháng 3 - tháng 4, trong khi đó hạt tiêu chất lượng cao hơn sẽ được thu hoạch vào tháng 5 - tháng 6.
Ở khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giảm trong tuần trước, một phần do đồng Rupee Ấn Độ giảm 1% so với USD (82,70 INR/USD). Cùng đà giảm là giá tiêu Sri Lanka,
Tại Đông Nam Á, giá tiêu Indonesia giảm do đồng Rupiah Indonesia giảm 1% so với USD (15.115 IDR/USD). Trong khi đó giá tiêu nội địa của Malaysia tiếp tục tăng trong 7 tuần qua mặc dù đồng Ringgit Malaysia giảm 1% so với USD (4,31/USD). Còn giá tiêu xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.
Thị trường Mỹ ghi nhận nhu cầu tiêu đen và tiêu trắng của Trung Quốc tăng đáng kể, điều đó dẫn đến sự bùng nổ thị trường hồ tiêu. Tiêu trắng Muntok được ở mức 5.950 USD.