Giữa vô vàn lựa chọn và sự 'trỗi dậy' của các ngành học mới, Ngôn ngữ Anh vẫn chứng tỏ sức hấp dẫn trên bản đồ tuyển dụng.
Nguyễn Phương Chi, cựu sinh viên ngành ngôn ngữ Anh cho biết, từ nhỏ, chứng kiến mẹ học và giao tiếp bằng Tiếng Anh, cùng với lời khuyên "Học giỏi tiếng Anh thì làm gì cũng được" cô đã quyết định chọn học Ngôn ngữ Anh để có nhiều cơ hội lựa chọn công việc, đồng thời, mở ra những tiềm năng phát triển nghề nghiệp đa dạng, linh hoạt.
“Với kinh nghiệm làm việc trong nhiều lĩnh vực, tôi đã thấy được lợi thế vượt trội của người giỏi tiếng Anh như tự tin giao tiếp với người nước ngoài, dễ dàng tiếp cận cơ hội học tập, làm việc quốc tế cũng như xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp luôn ưu tiên những ứng viên thành thạo tiếng Anh, cho phép tiếp cận thông tin và tài liệu hiệu quả, phục vụ đắc lực cho học tập và công việc”, chị Chi đánh giá.
Hiện là giám đốc điều hành (CEO) của 2 công ty, chị Phương Chi cũng cho rằng, Ngôn ngữ Anh không phải là ngành học mới nên hiện nay các trường đại học tại Việt Nam đều đào tạo ngành này. Tuy nhiên định hướng và chất lượng đào tạo tại mỗi trường sẽ khác nhau.
“Khi học tại trường, điều tôi thích nhất là thường xuyên được tham gia các hoạt động giao lưu, thi hùng biện, phản biện bằng tiếng Anh. Những hoạt động này giúp sinh viên thực hành và rèn luyện kỹ năng, được công nhận khả năng ngôn ngữ khi ra trường”, chị Chi chia sẻ.
Mặc dù vậy, theo chị Chi, để thành công trong bối cảnh hội nhập, sinh viên Ngôn ngữ Anh hiện nay không chỉ trau dồi tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp quốc tế, khả năng viết và trình bày chuyên nghiệp mà còn phải biết sử dụng công cụ hỗ trợ như trí tuệ nhân tạo (AI) và xây dựng hình ảnh cá nhân bằng tiếng Anh.
ThS. Đinh Thị Thanh Huyền - Phó trưởng Khoa Du lịch - Ngoại ngữ, Trường Đại học Thành Đô cho rằng, Tiếng Anh vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều người vì đây là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế, chính trị đến khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó, với những thay đổi trong định hướng và chương trình đào tạo, ngành ngôn ngữ Anh hướng đến phát triển về kỹ năng và ứng dụng ngôn ngữ trong đời sống thực tế. Do đó, ngành học tiếp tục nhận được sự quan tâm và là sự lựa chọn của nhiều học sinh.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh ở trường có thể tự tin đảm nhận các vị trí tại các đơn vị cơ sở doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Chẳng hạn như hướng dẫn viên du lịch trong nước và quốc tế; chuyên viên tư vấn viên tại các công ty du lịch lữ hành; giáo viên giảng viên giảng dạy nghiên cứu tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục; chuyên viên truyền thông tổ chức sự kiện, biên dịch viên, phiên dịch viên.
Theo thống kê của Trường Đại học Thành Đô, tỷ lệ sinh viên Khoa Du lịch - Ngoại ngữ ra trường có việc làm sau 12 tháng là 95%. Để có có được điều này, chương trình học của trường luôn chú trọng đến hoạt động trải nghiệm và học kỳ thực tập của sinh viên nhằm tối ưu hóa thời lượng và chất lượng.
Kỳ thực tập kết hợp sử dụng tiếng Anh thành thạo cùng với hiểu sự hiểu biết kỹ năng và trải nghiệm khác biệt sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp nổi bật hơn trong con mắt nhà tuyển dụng.
Theo bà Đinh Thị Thanh Huyền, ngôn ngữ Anh không phải là ngành học mới nên hiện nay các trường đại học tại Việt Nam đều đào tạo ngành này. Tuy nhiên định hướng và chất lượng đào tạo tại mỗi trường sẽ khác nhau.
Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Thành Đô đã và đang thu hút sự quan tâm của học sinh và CMHS. Sau khi vào trường, sinh viên có cơ hội thực tập và trải nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp lớn, các công ty nước ngoài thông qua kỳ thực tập tập doanh nghiệp từ 6 tháng đến 1 năm.
Bên cạnh đó trong quá trình học sinh viên được tham gia các cuộc thi về tiếng Anh, hội thảo chuyên đề các sự kiện có tính quốc tế được tổ chức hàng năm. Đây là sân chơi đồng thời đem đến nhiều cơ hội cho sinh viên trong việc trau dồi kiến thức chuyên ngành thử thách khả năng của bản thân và tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động.
Theo thống kê, trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, mỗi năm ngành du lịch cần khoảng 27.000 người/năm. Theo đó, nhu cầu nhân lực ngành ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ Anh tăng cao bởi lượng khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch ngày càng nhiều.
Trong tương lai, người lao động tại Việt Nam sẽ có lợi thế dịch chuyển lao động trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), có cơ hội được tiếp cận hơn 6 triệu việc làm tốt, có mức thu nhập “khủng” nếu có nền tảng tiếng Anh tốt. Điều này đồng nghĩa với việc, cơ hội việc làm của cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh rất rộng mở và đầy tiềm năng.