Giải pháp nào ngăn 'chảy máu' nhân lực trong đội ngũ giáo viên?

Nhật Nam | 02/11/2022, 15:54
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để giải quyết thực trạng "chảy máu" nhân lực, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị, Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo.

Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên.

Thêm vào đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc với giáo viên còn lớn. Dù trong những năm qua, ngành giáo dục quyết liệt trong việc đổi mới cơ chế quản lý, nhưng sự thay đổi trong một số nhà trường còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngoài vấn đề lương, môi trường làm việc, áp lực dạy học, Bộ trưởng cũng chỉ ra nhiều vấn đề khác, như cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên, tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của giáo viên tăng, giáo viên năng lực tốt thường có xu hướng đến những nơi điều kiện tốt hơn để tìm cơ hội thăng tiến. Một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.

Để giải quyết thực trạng "chảy máu" nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

"Nhà nước cần quan tâm hơn tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học…", báo cáo của Bộ trưởng nêu rõ.

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế-xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại… cho giáo viên.

Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục quan tâm xây dựng môi trường văn hóa trong trường học, phát huy dân chủ, tạo không khí đoàn kết, chia sẻ trong tập thể sư phạm; xây dựng các mối quan hệ hài hòa giữa cán bộ quản lý và giáo viên, giữa giáo viên với nhau; giữa giáo viên với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định.

Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, tạo động lực và động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ để giảm bớt áp lực cho giáo viên…


Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/giai-phap-nao-ngan-chay-mau-nhan-luc-trong-doi-ngu-giao-vien-102221102153102181.htm
Copy Link
https://baochinhphu.vn/giai-phap-nao-ngan-chay-mau-nhan-luc-trong-doi-ngu-giao-vien-102221102153102181.htm
Bài liên quan
Giáo viên vùng khó phập phồng lo chốn an cư
Số lượng nhà công vụ giáo viên hiện chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng xuống cấp sau 10 - 15 năm sử dụng...

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giải pháp nào ngăn 'chảy máu' nhân lực trong đội ngũ giáo viên?