Giảm áp lực tăng học phí

04/02/2024, 12:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giảm áp lực tăng học phí và giảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục đại học, nghề nghiệp cần tăng tỷ trọng nguồn thu ngoài ngân sách .

TS Nguyễn Quốc Việt cho rằng, phải có sự kết hợp và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp để cùng hợp tác phát triển. Muốn vậy, phải có môi trường thuận lợi, tạo “vườn ươm” doanh nghiệp.

Cũng từng nghiên cứu và khảo sát ở nước ngoài TS Nguyễn Quốc Việt nhận thấy, họ kết hợp chặt chẽ với hiệp hội doanh nghiệp. Thậm chí, trong khu công nghiệp họ thiết kế ngay “vườn ươm” ở trong khu công nghiệp. Trong các cơ sở giáo dục đại học, nếu có “vườn ươm” như trong khu công nghiệp thì mới hiệu quả. Khi đó, sẽ giải quyết được một phần của bài toán về kinh phí.

“Giảm gánh nặng học phí cho người học cần nhiều giải pháp tổng hòa, không chỉ phụ thuộc vào sự năng động của cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Cần tạo môi trường và động lực cho các bên liên quan để đa dạng hóa nguồn thu cho các cơ sở đào tạo. Qua đó, từng bước giảm áp lực tăng học phí”, TS Nguyễn Quốc Việt chốt lại.

Liên quan đến các chính về học phí được quy định tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP (Nghị định 97) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Nghị định 81) phù hợp với bối cảnh hiện nay ở cả góc độ vĩ mô cũng như góc cạnh hỗ trợ người lao động và người nghèo, TS Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận.

Giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: NTCC
Giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: NTCC

Cần hiểu tường minh Nghị định 97 yêu cầu lùi lộ trình học phí của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp công lập 1 năm so với quy định tại Nghị định 81. Theo đó, học phí năm học này được phép tăng so với năm trước nhưng mức tăng thấp hơn so với lộ trình quy định tại Nghị định 81 để phù hợp với điều kiện thực tiễn và giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên. Như vậy, Chính phủ đã có tính toán dựa trên trượt giá của các năm trước và không tạo ra áp lực với mức tăng học phí “đột biến”.

Đặt giả thiết, nếu lấy lộ trình tăng học phí của Nghị định 81 để áp dụng ngay trong năm học 2023 – 2024 thì mức tăng sẽ “nhảy bước” và “sốc” nên sẽ cao hơn nhiều so với quy định của Nghị định 97.

“Vì thế, tôi cho rằng, quy định về học phí trong Nghị định 97 khá hài hòa, phù hợp với thực tiễn. Về mặt vĩ mô, Chính phủ đã xử lý khéo léo, giúp ổn định giá cả, không tạo áp lực với người học” - TS Nguyễn Quốc Việt trao đổi.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giam-ap-luc-tang-hoc-phi-post671145.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giam-ap-luc-tang-hoc-phi-post671145.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giảm áp lực tăng học phí