Bộ đang giao Cục Đường bộ khẩn trương nghiên cứu để thực hiện" - Thứ trưởng Thọ giải thích.
Liên quan ý kiến các đơn vị liên quan về vướng mắc trong việc khai thác vật liệu làm đường cao tốc, đại diện Cục Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong thẩm quyền Chính phủ đã tháo gỡ tối đa những vướng mắc.
Tuy nhiên có những vấn đề vẫn bị giới hạn bởi Luật Khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Luật Địa chất và khoáng sản với những quy định đột phá về vật liệu xây dựng thông thường để triển khai các dự án giao thông trọng điểm.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Thọ cho rằng kinh nghiệm đắt giá nhất trong triển khai các dự án đường cao tốc là sự đồng lòng thực hiện quyết tâm chính trị rất cao từ trên xuống dưới. Thứ hai là phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ cụ thể, chi tiết, gắn với trách nhiệm để kiểm điểm tiến độ thực hiện đúng đối tượng, đúng địa chỉ.
Qua thực tiễn vừa rồi, các địa phương, bộ ngành rất mạnh dạn đề xuất sửa đổi cơ chế chính sách để tạo hành lang pháp lý mới nhằm tháo gỡ vướng mắc, kể cả đề xuất Quốc hội cho chỉ định thầu khi làm đường cao tốc...
"Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ về cấp mỏ vật liệu, Thủ tướng đã xử lý hết rồi. Thủ tướng nói nhiều lần vật liệu xây dựng là tài sản của Nhà nước, ta làm công trình cho Nhà nước mà phải qua khâu trung gian là tổ chức, cá nhân khai thác vật liệu, mà quay lại quỵ lụy họ là vô lý.
Còn những gì vướng luật cần tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội tạo hành lang pháp lý để thay đổi" - ông Thọ cho biết.
Thứ trưởng Thọ đề nghị các địa phương gặp khó khăn triển khai các dự án đường cao tốc do địa phương làm chủ đầu tư nên phối hợp Bộ Giao thông vận tải để tư vấn, nhằm tổ chức triển khai hiệu quả.
"Qua kết quả của thanh tra, kiểm toán, ý kiến của cơ quan công an chúng tôi đã làm thành bộ sổ tay lưu ý ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, nhà thầu thực hiện. Nếu các địa phương cần, bộ sẽ gửi để thực hiện" - ông Thọ chia sẻ.