Giáo dục giới tính: Thay đổi cùng con

01/04/2024, 11:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đa số phụ huynh cảm thấy khó khăn khi trao đổi với con về chủ đề giới tính và tình dục an toàn.

Rõ ràng các em quan tâm đến vấn đề cụ thể chứ không còn là kiến thức chung chung về sức khỏe giới tính. Đây là dấu hiệu tích cực và các em có quyền được biết. Chia sẻ thông tin, bác sĩ Lê Văn Huệ đồng thời nhìn nhận: Thế nhưng, hầu hết buổi nói chuyện chuyên đề của bác sĩ về sức khỏe sinh sản ở các trường THPT hiện nay mới dừng lại ở sức khỏe giới tính, giúp học sinh có nhận thức về những thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi chuyển từ trẻ em sang người lớn. Vì vậy, cần có sự chung tay từ phía phụ huynh trong vấn đề giáo dục giới tính.

Về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thảo Sương - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) nhận xét: “Nhiều học sinh tìm đến giáo viên chủ nhiệm, tổ tư vấn tâm lý học đường với câu hỏi về vấn đề giới. Có những câu chuyện, tình huống vượt quá giới hạn hiểu biết của thầy cô giáo nên cần đến chuyên viên tâm lý được đào tạo bài bản”.

Khi dự án “Hành trình yêu thương” được triển khai thí điểm tại Đà Nẵng thời điểm năm 2013, có không ít sự quan ngại từ phía giáo viên và phụ huynh. Với “Hành trình yêu thương”, lần đầu tiên các trường học được tiếp cận phương pháp phòng chống bạo lực bằng cách tác động đến học sinh nam, nữ.

Cách tiếp cận này đưa lại cho các em cơ hội được giáo dục giới, giới tính, biết những thay đổi cơ thể trong quá trình dậy thì, cách thức bảo vệ mình… bài bản, phù hợp tâm lý, độ tuổi. Giáo viên được tập huấn khi tham gia dự án đã và đang là những tuyên truyền viên tích cực trong các trường học về giáo dục giới tính, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới trong nhà trường.

Ông Nguyễn Minh Hùng - nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng nêu quan điểm: “Trong thời đại bùng nổ thông tin, mọi thứ tốt - xấu được đẩy tràn lan trên mạng, trong khi học sinh ở lứa tuổi có nhiều tò mò nên việc thiếu hiểu biết, hoặc hiểu không đầy đủ rất nguy hiểm. Vậy tại sao chúng ta không trang bị cho các em kiến thức cơ bản để hiểu, biết mà giữ gìn. Muốn vậy, chương trình và cách truyền đạt kiến thức phải phù hợp tâm lý lứa tuổi”.

Huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đã duy trì mô hình Câu lạc bộ thân thiện chủ yếu thực hiện truyền thông về sức khỏe sinh sản trẻ vị thành niên trong các trường bán trú. Đội ngũ tư vấn viên là cô giáo, người có uy tín và một số học sinh ưu tú. Mỗi trường bán trú đều thành lập các nhóm thân thiện với sự tham gia của học sinh nữ.

Với sự hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm, các tư vấn viên sẽ tiếp cận, khơi gợi để các em chia sẻ những thay đổi cả thể chất lẫn tâm lý bản thân ở lứa tuổi vị thành niên. Những điều này, có thể do e ngại, rụt rè mà không bày tỏ trong buổi tuyên truyền về sức khỏe sinh sản được tổ chức tại lớp. Đây là căn cứ để các tư vấn viên có cách để tuyên truyền, hướng dẫn nữ sinh về kỹ năng sống cũng như cách bảo vệ mình hiệu quả.

Theo cô Phạm Thị Thùy Loan - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Huệ (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), giáo dục giới tính rất cần thiết để học sinh có hiểu biết mang tính khoa học. Phụ huynh và học sinh có thể tìm sự hỗ trợ từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên hỗ trợ tâm ý, các lớp học kỹ năng sống. Một nguồn nữa về giáo dục giới tính mà phụ huynh có thể khai thác để trò chuyện, trao đổi cùng con là các trong web chuyên ngành hoặc trang giáo dục giới tính cho trẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-gioi-tinh-thay-doi-cung-con-post676616.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-gioi-tinh-thay-doi-cung-con-post676616.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục giới tính: Thay đổi cùng con