Mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng khách quan đánh giá, khoảng cách giữa các trường THPT công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên còn khá xa. Nhiều nơi, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thiếu, ít được quan tâm đầu tư xây dựng, mua sắm.
Đội ngũ giáo viên biên chế dạy văn hóa tại các trung tâm còn ít, chưa đủ về số lượng và cơ cấu theo các môn học. Mặt khác, cơ chế chính sách cho đội ngũ nhà giáo chưa đồng bộ, công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các địa phương chưa được chú trọng.
Chất lượng giáo dục thường xuyên còn hạn chế do đầu vào thấp, học viên cùng một lúc học hai chương trình (chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT kết hợp trung cấp nghề) nên có khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng…
Nhận thức hạn chế để dần khắc phục, tiếp tục phát huy lợi thế của riêng mình, các trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ dần trở thành lựa chọn tin cậy của học sinh tốt nghiệp THCS, giảm áp lực cho tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả công tác phân luồng.