Về vấn đề này, giáo sư Lý Mai Cẩn đã đưa ra một số lời khuyên dành cho phụ huynh. Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần thực hiện là giữ bình tĩnh và tuân theo phương pháp "4 không 1 có": không la mắng, không chiều chuộng, không rao giảng đạo lý và không bỏ rơi trẻ một mình khi chúng không kiểm soát được cảm xúc.
Cha mẹ nên dành thời gian để trẻ tự ổn định lại cảm xúc, ở cạnh trẻ nhưng không nên nói gì, chờ đợi cho đến khi trẻ tự lấy lại được sự bình tĩnh và nhận ra lỗi lầm của mình. Khi trẻ đã không còn bực tức, cha mẹ cần lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại có cảm xúc như vậy rồi cùng nhau tìm hướng giải quyết.
2. Trẻ thích phàn nàn, nói xấu và đổ lỗi cho người khác
Một trong những dấu hiệu của trẻ có EQ thấp là thói quen liên tục than phiền, chỉ trích người khác và không chịu nhận trách nhiệm về hành động của mình. Trẻ em không có khả năng nhìn nhận sai lầm cá nhân thường tìm kiếm nguyên nhân từ bên ngoài để biện minh cho những hành động không đúng của mình. Điều này không chỉ là biểu hiện của EQ thấp mà còn cho thấy sự thiếu can đảm.
Theo giáo sư tâm lý Lý Mai Cẩn, nếu hành vi này không được cha mẹ chú ý và chỉnh sửa kịp thời, trẻ có thể phát triển thành những cá nhân thích đổ lỗi cho người khác, ghen tỵ và không hoà đồng. Những tính cách này khiến trẻ khó có được những người bạn chân thành, cuộc sống cũng khó có thể có được sự hạnh phúc.
Phụ huynh cần là hình mẫu cho con, biết chấp nhận lỗi lầm và xin lỗi để con có thể học hỏi. Cần dạy con hiểu rằng việc nhận sai không phải là sự xấu hổ hay tự ti, mà là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nên thực hiện. Cha mẹ cũng nên nghiêm túc giáo dục con về việc không ai muốn làm bạn với người hay giận dữ, nói xấu, hoặc đổ lỗi cho người khác. Giúp con nhận ra rằng nói xấu và đổ lỗi là hành vi không đúng và cần từ bỏ ngay lập tức.
Ảnh minh họa
3. Trẻ nhút nhát và rất nhạy cảm với những lời chỉ trích
Theo giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, một số đứa trẻ vốn có tính cách nhút nhát và nhạy cảm hơn bạn bè đồng trong lứa là điều dễ gặp. Tuy nhiên, những đứa trẻ quá nhạy cảm và không thể chấp nhận lời phê bình của người khác sau khi mắc lỗi, hoặc trở nên rụt rè, mất tự tin khi gặp khó khăn, thường là dấu hiệu của EQ thấp. Đây là điều mà cha mẹ cần để ý và quan tâm.
Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng, việc nhạy cảm không sai nhưng không nên để bản thân rơi vào tình trạng cảm thấy tự ti, hay thấy khó khăn khi đối mặt với khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ phát triển "tinh thần cầu tiến".
Tổng hợp