Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 8 kiểu gia đình này

22/10/2023, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những người có EQ thấp thường bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình suốt thời gian thơ ấu. Do vậy họ không biết cách hòa hợp bản thân với những người khác một cách chính xác.

4. Cha mẹ luôn nói những lời gây tổn thương

Nếu lời nói của cha mẹ luôn đặc biệt gây tổn thương, chẳng hạn như khi đối mặt với những sai lầm nhỏ của con cái, cha mẹ có EQ thấp thường sẽ mắng con: "Sao con ngu thế, con thực sự chẳng làm được gì cả!".

Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến trí tuệ cảm xúc của trẻ, cách nói làm tổn thương người khác sẽ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ và làm suy giảm sự tự tin của trẻ. Trẻ em lớn lên trong bầu không khí gia đình này lâu ngày dễ bị hèn nhát, tự ti, rụt rè và hay sợ hãi.

Vì vậy, nếu cha mẹ muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ có EQ cao, họ cần chú ý đến cách nói của mình và dành cho con cái và những người khác sự tôn trọng đầy đủ trong lời nói và hành động.

5. Cha mẹ quá nhu nhược

Ở một diễn biến khác, những bậc cha mẹ quá mềm mỏng đến mức nhu nhược cũng khó lòng định hướng, bồi dưỡng EQ cao cho con được. Bản thân họ không dám bộc lộ cảm xúc của mình, lúc nào cũng nhún nhường, người khác bảo gì nghe nấy, không có chính kiến trong việc giáo dục con cái.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình như vậy sẽ không có được định hướng tốt, dễ nhút nhát, không biết nói câu từ chối, từ đó dễ chịu thiệt hơn.

6. Cha mẹ tâm trạng thất thường và thường mất bình tĩnh trước mặt con cái

Nhiều cha mẹ không quản lý tốt cảm xúc của mình trong cuộc sống hàng ngày, thất thường và nóng nảy, dễ mất bình tĩnh. Khi lớn lên trong môi trường này, trẻ sẽ khó phán đoán hành vi, thái độ của cha mẹ, không biết cha mẹ sẽ "nổi giận" lúc nào, lâu dần trẻ sẽ trở nên rụt rè, hướng nội, bất an và có thể trở nên ủ rũ, cáu giận như chính cha mẹ.

Những cảm xúc tiêu cực của cha mẹ sẽ phủ bóng đen lên tâm hồn non nớt của trẻ. Cảm xúc của cha mẹ đối với con cái có liên quan trực tiếp đến chỉ số EQ và khuôn mẫu tương lai của trẻ. Vì thế, cha mẹ phải học cách kiểm soát và quản lý cảm xúc của mình, không được mang cảm xúc tiêu cực đến cho con cái, suy nghĩ kỹ trước khi hành động.

Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 8 kiểu gia đình này - 3

Giáo dục gia đình sai lệch cũng có thể gây ảnh hưởng xấu, khiến trẻ có EQ thấp sau khi lớn lên. Ảnh minh họa

7. Gia đình không biết giao tiếp, nói chuyện

Người xưa có câu "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu này không chỉ áp dụng trong xã giao bình thường mà ngay trong môi trường gia đình cũng rất đúng. Khi giáo dục con cái, cha mẹ không giỏi ăn nói thường ít khi cho mình sự khẳng định hay khen ngợi mà luôn mỉa mai, đả kích, chỉ trích con.

Ví dụ như: "Con xem, ABC lại kiểm tra được điểm cao nhất rồi kìa! Cùng học như nhau mà sao lại như thế? Con cũng học như người ta mà sao người ta lại giỏi hơn con?"...

Hành vi "khích tướng" này của cha mẹ là để nhằm tạo ra bầu không khí cạnh tranh cho con cái, hy vọng con cái có thể noi gương người khác, học hỏi điểm mạnh của người khác, vượt qua người khác, giành vinh quang cho cha mẹ. Tuy nhiên, cách làm này rất dễ gây phản tác dụng. Nó không chỉ khiến trẻ có EQ thấp mà còn không hề có tác dụng trong việc thúc đẩy trẻ cố gắng.

Những đứa trẻ thường xuyên phải nghe câu nói như vậy thường chán nản khi giao tiếp với bố mẹ và dễ dàng làm ra hành vi phản nghịch như một cách để đáp trả. Khi lớn lên, những đứa trẻ như vậy sẽ càng thiếu tự tin, không quyết đoán khi gặp vấn đề, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này.

Hoa có nhiều hình dạng khác nhau và hoa nở vào những thời điểm khác nhau. Cha mẹ thông minh sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc của con chứ không phải người chỉ trích cuộc sống của con.

8. Cha mẹ thiếu tình cảm

EQ của một đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trường học, bạn bè, gia đình,… Trong đó quan trọng nhất là ảnh hưởng của cha mẹ, một phần EQ của cha mẹ cũng được di truyền cho con cái, nếu bản thân EQ của cha mẹ không cao, thì EQ của trẻ cũng bị hạn chế.

Việc cha mẹ thể hiện tình cảm với nhau nghe thì đơn giản nhưng thực tế cũng là một cách cho thấy họ làm chủ được cảm xúc và biết truyền đạt cảm xúc. Bên cạnh đó, sinh hoạt giữa một gia đình hòa thuận, tình cảm sẽ giúp trẻ có được cảm giác an toàn, vì vậy sẽ tự tin hơn.

Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/giao-su-tam-ly-hoc-tai-dai-hoc-harvard-tre-co-eq-thap-thuong-lon-len-trong-8-kieu-gia-dinh-nay-c216a1512021.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/giao-su-tam-ly-hoc-tai-dai-hoc-harvard-tre-co-eq-thap-thuong-lon-len-trong-8-kieu-gia-dinh-nay-c216a1512021.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard: Trẻ có EQ thấp thường lớn lên trong 8 kiểu gia đình này