- Chúng ta đều mong mỏi toàn ngành có năm học thành công. Ngành Giáo dục quan tâm đến hạnh phúc của giáo viên, học sinh nhiều hơn là hướng tới phát triển toàn diện học tập để thầy và trò khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần; giảm bớt áp lực các kỳ thi, bệnh thành tích, chạy theo điểm số và quan trọng nhất là tạo ra nền giáo dục thực chất.
Cô trò Trường THPT Kim Ngọc (Vĩnh Phúc) trao đổi bài. Ảnh: TG |
- Ngành Giáo dục quan tâm đến hạnh phúc của giáo viên, học sinh nhiều hơn là hướng tới phát triển toàn diện học tập. Để thầy và trò khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần, theo bà cần có thêm các giải pháp nào?
- Đầu tiên, mỗi nhà trường cần tạo điều kiện để khối lượng công việc của thầy cô không quá nặng nề. Đặc biệt, không sử dụng thời gian nghỉ ngơi của giáo viên để giao việc hoặc phục vụ các công việc khác. Giáo viên cần có đủ không gian để giảm căng thẳng sau các giờ dạy, học sinh có không gian vui chơi.
Các trường cần tăng cường nhiều hoạt động kết nối giáo viên, học sinh qua hoạt động trải nghiệm, thể thao, văn hóa, nghệ thuật… Tránh các hoạt động mang tính hình thức, hành chính cồng kềnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số và công nghệ hỗ trợ (AI) trong dạy học, quản lý học sinh để giảm bớt hoạt động hành chính mất nhiều thời gian của giáo viên.
- Bồi dưỡng chuyên môn là việc làm thường xuyên, bắt buộc với đội ngũ. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy không ít vụ việc xảy ra trong trường học gây bức xúc dư luận liên quan đến kỹ năng ứng xử tình huống của giáo viên, cán bộ quản lý. Nhìn nhận của bà về vấn đề này?
- Các kỹ năng giao tiếp sư phạm đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giảng dạy của một giáo viên. Năng lực sư phạm của nhà giáo được coi như chìa khóa mở cửa cho chất lượng giáo dục. Vì vậy mỗi nhà giáo là một hạt nhân quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng và góp phần vào đổi mới căn bản giáo dục. Ngoài ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp từ mỗi giáo viên thì người đứng đầu cơ sở giáo dục cũng cần chủ động bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng xử lý tình huống thực tế trong sư phạm cho đội ngũ.
Qua nắm bắt thực tế, tôi cho rằng các nhà trường, ngành Giáo dục mỗi địa phương cần có giải pháp để phát triển kỹ năng thấu cảm, ứng xử sư phạm, xử lý tình huống của giáo viên với học sinh, phụ huynh. Qua những sự vụ liên quan đến bạo lực học đường vừa qua cho thấy, khâu quản lý cảm xúc là cần thiết đối với giáo viên.
Trong trường sư phạm trước đây chủ yếu dạy khoa học tâm lý, mang tính lý thuyết mà ít thực hành. Đây là khoảng trống cần lấp đầy trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên. Có làm tốt được điều này thì mới tránh những tình huống đau lòng như sự việc xảy ra ở Tuyên Quang.
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT nên bổ sung một số chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên theo hướng này cho cán bộ quản lý giáo viên phổ thông như quy định Thông tư 17 và 18/2019.
- Xin cảm ơn PGS!
Chúng ta cần thay đổi định hướng học để thi như hiện nay, thay vào đó là học để phát triển bản thân. Học sinh tìm ra những tiềm năng của bản thân và được hướng dẫn để phát triển tốt nhất. Mỗi nhà trường cần làm cho công tác hướng nghiệp mang tính cá nhân hóa cao, tức là bắt đầu từ từng học sinh chứ không phải từ các hoạt động dịch vụ của nhà trường.
Thầy cô phải giúp học trò nhận ra bản thân mình có năng lực, sở trường gì và định hướng để phát huy. Từ đó mỗi học sinh biết rõ mình có ước mơ gì, kế hoạch để đạt tới ước mơ đó cần ưu tiên các việc gì? cần gặp ai để hỗ trợ?
Đồng thời, bản thân mỗi thầy cô và phụ huynh cũng cần có thông tin về thế giới nghề nghiệp, việc làm cũng như yêu cầu về năng lực để có thể làm việc, từ đó giúp học sinh rèn luyện thêm phẩm chất, năng lực phù hợp với ngành nghề đã lựa chọn. Bộ GD&ĐT có thể xây dựng một hệ thống thông tin nghề nghiệp hỗ trợ học sinh, sinh viên hướng nghiệp, phát triển nghề nghiệp và khởi nghiệp.