Giáo viên chủ nhiệm và những tình huống khó quên

08/04/2024, 07:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo dục không chỉ là dạy học sinh “con chữ, kiến thức”, mà còn giúp các em học cách làm người.

Về phía TMH, khi đó tôi có nhiều cuộc trao đổi với em về vai trò việc học tập, kể những câu chuyện, con người thực tế đã thành công ra sao khi học, kiên trì đi theo con đường học tập. Biết em là học sinh yếu kém, đồng thời xác định giáo dục là quá trình dài hơi, tích lũy, không thể đốt cháy giai đoạn, tôi đã đặt ra từng mục tiêu ngắn cho TMH và không quên động viên khi em có tiến bộ dù nhỏ nhất.

Với sự kiên trì và phối hợp của gia đình, sau 2 năm, TMH từ một học sinh yếu kém, lưu ban, em dần trở nên tự tin, lấy lại hứng thú học tập. Điều đáng mừng hơn là ở bộ môn Toán của tôi, em đã trở thành học sinh khá giỏi, thường xuyên đạt điểm cao. Và trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, em đã đỗ vào trường nguyện vọng 1 với điểm trung bình 3 môn Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh là 8.0.

Cô và trò Trường THCS Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.
Cô và trò Trường THCS Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.

Câu chuyện thứ ba

TTT là học sinh khóa A5 (2012 - 2016) tôi từng chủ nhiệm. Gia đình TTT có truyền thống học tập và bố mẹ em là những người có địa vị cao trong xã hội, thành đạt. Gia đình kỳ vọng em trở thành bác sĩ để nối nghiệp cha. Từ khi học lớp 7, tôi thường xuyên được lắng nghe những chia sẻ của gia đình về mong muốn với em trong tương lai và lộ trình đầu tư cho việc học hai môn Sinh học, Hóa học để em có thể chạm tới đích gia đình đặt ra.

Tuy nhiên, sau 2 năm kể từ khi được gia đình đầu tư, cảm nhận của tôi, cũng như dựa trên quan sát, minh chứng qua kết quả học tập, em không có chút hào hứng nào với lộ trình học tập mà gia đình đặt ra. Điển hình là việc em thường xuyên ngủ gật trên lớp, nhất là giờ Hóa học. Kết quả bài kiểm tra hai môn Sinh học, Hóa học thường xuyên ở mức trung bình hoặc trung bình khá.

Vì thế, tôi đã nói chuyện với em về việc học. Em chia sẻ không thích theo ngành y chỉ muốn làm kinh doanh hoặc nghề liên quan đến cơ khí. Tôi hỏi “con đã nói điều này với gia đình chưa?”, em trả lời “con đã nói nhưng bố mẹ vẫn cứ ép và mong con học”.

Em còn nói “Con rất ngưỡng mộ bố. Bố giỏi, giúp đỡ nhiều người, nhưng con thấy không hợp công việc như bố. Dù muốn bỏ nhưng con sợ bố thất vọng về mình, mà con học thì không vào đầu”. Điều này, cùng với sự ảnh hưởng của thay đổi tâm sinh lý giai đoạn dậy thì, TTT bắt đầu tỏ ra ngang bướng, chểnh mảng học hành, dẫn đến mâu thuẫn giữa hai bên đạt đến đỉnh điểm: Bố không nói chuyện được với con, con không muốn lắng nghe bố mẹ.

Trước tình hình này, tôi đã động viên, khuyên nhủ để em hiểu những việc làm cha mẹ đang dành cho mình để từ đó có động lực phấn đấu. Mặt khác, về phía cha mẹ em, tôi cũng có những chia sẻ với mong muốn họ đồng hành với con không chỉ trong học tập mà cả tâm lý; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của em để cân bằng được mong muốn của hai bên, từ đó tìm ra tiếng nói chung.

Sau hơn 1 tháng tác động cả hai phía “học sinh” và “gia đình”, cuối cùng bố mẹ em cũng chấp nhận lắng nghe những mong muốn của con. Về phía TTT dần nhận thức được tình yêu thương của bố mẹ. Vốn có tố chất, chỉ là chưa chú tâm vào học tập, trong 2 tháng cuối của khóa học, tôi và gia đình đã đồng hành, hỗ trợ em với mục tiêu mới là thi Lê Quý Đôn thay vì chuyên Hóa như ban đầu. Em chọn khối A thay vì khối B như định hướng của gia đình và đã có kết quả bứt phá trong kỳ thi năm đó.

Là giáo viên chủ nhiệm suốt 16 năm (từ 2008 đến nay), tôi chứng kiến nhiều câu chuyện về lứa tuổi “ẩm ương” của học sinh THCS. Đây là giai đoạn các em bắt đầu có thay đổi rõ rệt về tâm lý, sinh lý; đang hình thành nhận thức, nhân sinh quan về thế giới xung quanh. Các em học cách “giải quyết” những khúc mắc trong suy nghĩ, “đối diện” và “ứng biến” với “cảm xúc” của bản thân. Vì thế, sự đồng hành của những nhà tham vấn tâm lý, mà gần gũi nhất là giáo viên chủ nhiệm, vô cùng quan trọng.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-chu-nhiem-va-nhung-tinh-huong-kho-quen-post676496.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-chu-nhiem-va-nhung-tinh-huong-kho-quen-post676496.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên chủ nhiệm và những tình huống khó quên