Giáo viên nên xử lý thế nào với học sinh phạm lỗi?

PV | 09/04/2023, 15:39
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo viên nên xử lý thế nào với học sinh phạm lỗi? Áp dụng kỷ luật tích cực giúp học sinh nhận ra hành vi chưa đúng để tự giác khắc phục thay vì hình phạt

“Cách nói như này sẽ khiến học sinh dễ tiếp thu hơn. Tôi tin với chúng ta cũng vậy. Về cơ bản, chúng ta luôn coi nhà hay gia đình là nơi an toàn nhất, về nhà cảm thấy được thư thái, dễ chịu nhất.

Muốn nhà trường như ngôi nhà thứ hai, nhà trường phải mang lại cho học sinh cảm giác an toàn”, tiến sĩ này cho biết.

Vì vậy, TS Diệu Linh cho rằng việc áp dụng kỷ luật tích cực giúp trẻ nhận ra hành vi chưa đúng để khắc phục một cách có trách nhiệm và tự giác không tái phạm thay vì buộc phải thực hiện hình phạt trong sợ sệt, tủi hổ và kéo theo sự bất mãn dẫn đến các hành vi chống đối tiếp theo.

Giáo viên được 'xử lý' thế nào với học sinh phạm lỗi?

Tháng 8/2022, trả lời đề nghị của cử tri Lạng Sơn về việc sửa đổi Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với thực tế hiện nay, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết: "Bộ GD&ĐT cũng tiếp thu kiến nghị của cử tri về ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 08/TT ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông, để phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện, Bộ GD&ĐT có các văn bản quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong trường phổ thông. Trong đó, về trình tự, thủ tục khen thưởng và kỷ luật được thực hiện theo Thông tư số 08/TT.

xu ly hoc sinh anh 2
Bộ GD&ĐT đang làm việc để xây dựng thông tư mới về quy định khen thưởng và kỷ luật học sinh phổ thông phù hợp với thực tế hiện nay. Ảnh minh họa: Thanh Tùng / Vietnamnet.

Thông tư số 08/TT đã thực hiện được hơn 30 năm, bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, Bộ GD&ĐT đang xây dựng và dự kiến ban hành thông tư mới thay thế Thông tư 08/TT trong năm 2022".

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn đang ở dạng dự thảo (lần 2). Do đó, các trường trung học vẫn có thể bám sát các quy định hiện hành để áp dụng.

Giáo viên không phê bình học sinh trước lớp, trước toàn trường. Cụ thể, theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT do Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có hiệu lực từ ngày 1/11/2020.

Theo đó, các hành vi học sinh trung học không được làm bao gồm: xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác; gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh; mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

Học sinh trung học cũng không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép; đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng; sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Cũng theo thông tư này, học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau: nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm; khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm; tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Tại Điều lệ trường Tiểu học (ban hành theo 28/2020/TT-BGDĐT) cũng có những quy định tương tự. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: Nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Tại cấp học này, giáo viên cũng không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/giao-vien-nen-xu-ly-the-nao-voi-hoc-sinh-pham-loi-post1420194.html
Copy Link
https://zingnews.vn/giao-vien-nen-xu-ly-the-nao-voi-hoc-sinh-pham-loi-post1420194.html
Bài liên quan
Cần quy tắc ứng xử để hạn chế "phạm lỗi" trong dạy - học online
GD&TĐ - Mất kiềm chế và thiếu bản lĩnh sư phạm của một vài thầy cô giáo đặt ra vấn đề cần chuẩn hóa quy tắc ứng xử trong giờ học online.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên nên xử lý thế nào với học sinh phạm lỗi?