Gợi ý giải đề Ngữ văn vào lớp 10 Vĩnh Phúc 2023

11/06/2023, 08:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hơn 17.500 thí sinh lớp 9 Vĩnh phúc đã hoàn thành bài thi Ngữ văn đầu tiên vào sáng 10/6/2023.

Phần nhận xét đề thi

Theo một số thầy cô dạy Ngữ văn, đề thi vào lớp 10 năm 2023 của tỉnh Vĩnh Phúc an toàn, kiến thức cơ bản trong chương trình lớp 9 và đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của tỉnh. Đề thi theo cấu trúc năm 2022, không có đột biến được đánh giá vừa sức với học sinh. Phần lớn thí sinh được ôn tập và luyện tập nên làm tốt bài thi Ngữ văn. Các thí sinh rất vui khi làm xong hết bài thi.

Nhiều thí sinh cho biết trúng tủ. Em Nguyễn Hương Ly, Phùng Thị Thùy Linh, trường trung học cơ sở Hợp Thịnh, Tam Dương và các bạn Quốc Huy, Phùng Dũng, trường trung học cơ sở Hội Hợp,TP Vĩnh Yên đều hài lòng với bài thi làm của mình.

Gợi ý giải đề Ngữ văn vào lớp 10 Vĩnh Phúc 2023 ảnh 1
Đề Ngữ văn vào lớp 10 năm 2023 của Vĩnh Phúc. Ảnh Văn Lự

Phần trắc nghiệm, cả 4 câu tương đối dễ. Sẽ có rất ít thí sinh không giành trọn 2 điểm.

Câu 5, viết đoạn nghị luận xã hội Trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập, trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và gạch dưới câu văn đó. Vấn đề quen thuộc nên thí sinh viết được đoạn văn. Nhiều em khó viết đúng câu hỏi tu từ, (tu từ cú pháp).

Điểm đoạn văn sẽ nhiều bài đạt từ 2,0.

Câu 6, nghị luận văn học, cảm nhận về vẻ đẹp của tình đồng chí trong đoạn thơ cuối của bài Đồng chí, được nhiều học sinh và giáo viên đánh giá dễ viết và có tính phân hóa. Học sinh sẽ làm theo tài liệu nên số trang viết sẽ tăng đáng kể. Nhiều thí sinh sẽ đạt 3 điểm câu nghị luận văn học. Điểm bài Ngữ văn năm nay, theo tôi dự đoán vẫn cao như năm 2022.

Gợi ý bài giải đề thi

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

A

D

C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5:

Đề bài yêu cầu Trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập, trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và gạch dưới câu văn đó.

Đoạn văn (không phải bài văn) cần nêu các ý sau:

Nội dung: Suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập. Giải thích Tính tự lập là tự giác, tự làm các việc mà không phụ thuộc vào ai.

- Phân tích, bình luận cần làm rõ các trọng tâm trên.

+ Biểu hiện của sự cần thiết phải có tính tự lập trong các lĩnh vực chủ yếu như trong nhà trường, trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người…

+ Tính tự lập giúp mỗi người tự chủ, thận trọng và chủ động thực hiện suy nghĩ, kế hoạch và hành động để hoàn thành công việc. Người sống tự lập sẽ được nhiều người tin yêu, quý mến, sẽ có cuộc sống vững vàng bản lĩnh và thực hiện được mục tiêu của cuộc sống. Sống tự lập sẽ hình thành nhân cách đẹp, nhiều người nể phục và hạnh phúc bền lâu. Những người sống ích kỷ và phụ thuộc người khác sẽ sớm bị lệ thuộc nên khó thực hiện được dự định và người đời coi thường; dễ bi quan và thất bại.

- Liên hệ, bản thân cần làm gì để tự lập trong suy nghĩ và hành động?

+Trong đoạn văn viết câu có câu hỏi tu từ, có dấu chấm hỏi kết thúc câu và gạch chân cả câu văn đó. (0,5 điểm)

Câu 6:

Đảm bảo các yêu cầu về hình thức và nội dung của bài nghị luận văn học về thơ.

Thí sinh có thể có nhiều cách nêu cảm nhận, hiểu biết và phân tích thơ, nhưng cần làm rõ các nội dung chính. Dưới đây là gợi ý dàn bài tham khảo:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Đồng chí.

+ Nêu vấn đề: Vẻ đẹp tâm hồn tình đồng chí đồng đội thắm thiết và sâu nặng của người lính Vệ quốc quân trong kháng chiến chống Thực dân Pháp.

2. Thân bài:

-Ý 1: Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ và vị trí đoạn thơ.

-Ý 2: Phân tích, giảng giải cần làm rõ các nội dung và nghệ thuật về đoạn thơ.

+ Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Họ chia sẻ về gia đình, thấu hiểu riêng tư và chia sẻ niềm thương nhớ, và kỉ niệm với quê hương nhưng không hề lo lắng gì về gia đình, nhà cửa, vườn ruộng. (4 câu đầu)

+ Vẻ đẹp của tình nghĩa đồng đội như anh em ruột thịt giữa chiến trường chiến đấu thiếu thốn và ác liệt. (7 câu tiếp theo)

- Họ cảm nhận được gian lao, khổ cực, thiếu thốn lúc khỏe, lúc ốm đau và cùng trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong sự hài hước và chân thật trong câu chuyện đối sánh giữa “tôi với anh”.

- Họ hiểu nhau, động viên nhau cùng vượt lên và họ truyền cho nhau hơi ấm đêm đông, truyền cho nhau niềm tin yêu, lạc quan và nghị lực sống trong sự khó khăn chiến trường “đêm giá buốt, sương muối, rừng hoang”.

+ Biểu tượng đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối)

- Thiên nhiên “rừng hoang sương muối” hùng vĩ, hoang vu bí hiểm và khắc nghiệt, người lính vẫn bình tĩnh và chắc tay súng “chờ” giặc tới. Lời thơ ngắn, hàm súc, cách tả cảnh chân thực và lãng mạn.

-Hình ảnh thơ “Đầu súng trăng treo” có nhiều ý nghĩa. Người đồng đội như thấy trăng treo vào đầu súng khi đồng đội đứng gác trên đồi. Ý nghĩa biểu tượng (súng) gợi về đấu tranh chống kẻ thù và (trăng) gợi đến vẻ đẹp hòa bình quê hương.

-Ý 3: Đánh giá:

- Ngôn ngữ thơ chọn lọc, hàm súc và gần gũi, giàu hình ảnh; sử dụng thể thơ tự do, câu ngắn dài tạo, nhịp thơ uyển chuyển; sử dụng nhiều phép tu từ ẩn dụ, so sánh và cách đối tôi-anh tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

-Nhà thơ miêu tả thành công vẻ đẹp của tình đồng chí thắm thiết và sâu nặng, đồng cảm và lãng mạn của người lính trong kháng chiến chống Pháp 9 năm.

3. Kết bài

Đánh giá về bài thơ và tác giả. Chính Hữu xứng đáng là một trong những nhà thơ xuất sắc viết về người lính. Bài thơ góp cho thơ ca Việt Nam một bức chân dung về người lính, bình dị và chân thực, yêu nước và ngạo nghễ vượt lên khó khăn, chắc tay súng vệ quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gợi ý giải đề Ngữ văn vào lớp 10 Vĩnh Phúc 2023