Các ý kiến đều ghi nhận sự cố gắng của tổ biên tập. Chương trình là pháp lệnh, nên tập trung sâu hơn về hướng dẫn thực hiện chương trình. Nên rà soát lại luật, bám theo luật, từ ngữ sử dụng cần chính xác.
Cần lưu ý một số nội dung: Mục tiêu nên dùng kết quả mong đợi, không nên dùng từ cần đạt, nên là định hướng cho giáo viên, để GV hiểu và định hướng trong GD trẻ. Quan điểm tiếp cận phù hợp, tuy nhiên nếu có thể đưa quan điểm tiếp cận thông qua trải nghiệm, thực tiễn đã minh chứng phù hợp với trẻ mầm non. Nên đưa ra kết quả mong đợi, kết quả đầu ra, kết quả đứng trên góc độ trẻ, chương trình áp dụng cho trẻ.
Vụ trưởng Vụ GDMN Nguyễn Bá Minh cho rằng: Nội hàm thể hiện rõ quan điểm quyền trẻ em cùng rất nhiều điểm mới. Nội dung tiếp cận năng lực đảm bảo phù hợp với GDMN. Tính mở của chương trình khung quốc gia, cần phân bổ từng cấp độ. Ở cấp độ dưới, theo từng lứa tuổi là chương trình của từng nhà trường. Điều này hướng dẫn thực hiện cần chi tiết cụ thể hơn. Tính mở cần huy động tham gia của các lực lượng, cha mẹ là chủ thể GD, cha mẹ cùng tham gia vào hoạt động GD trẻ.
Trả lời các ý kiến, ông Lê Anh Vinh đã giải trình các ý kiến phản biện và cho biết sẽ tiếp thu những đề xuất, đồng thời nhấn mạnh đến tính mở của chương trình GD hướng đến. Liên quan đến thuật ngữ và nội dung, kết quả mong đợi với trẻ mầm non, ông Vinh cho rằng: So với cấp phổ thông, đưa ra quy định cứng nhắc là rất khó. Thế nào là "yêu cầu cần đạt", cố gắng đưa ra rõ hơn bảo đảm tính khoa học.
Đặc thù GDMN khác với giáo dục phổ thông, GDMN chỉ có Chương trình, không có sách giáo khoa, chỉ là tài liệu hướng dẫn. Nội dung Chương trình GDMN khó có thể kỳ vọng đưa vào vào đầy đủ hết vì tính mở của chương trỉnh. Chúng ta chỉ đưa ra yêu cầu chung nhất. Yêu cầu cần đạt ở từng độ tuổi. Với sự tiếp thu tối đa, tài liệu hướng dẫn thực hiện sẽ đảm bảo đầy đủ các nội dung. - Ông Vinh cho biết
Kết luận tại phiên họp, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng, khi xây dựng Chương trình GDMN cần sửa đổi toàn diện bên cạnh thể hiện quyền trẻ em, Chương trình bổ trợ cần được xem xét thấu đáo, mục tiêu trẻ phải được GD toàn diện. Phát triển toàn diện, mục tiêu phải rõ "kết quả mong đợi". Làm Chương trình GDMN mới, quyền của trẻ em không chỉ là phát triển toàn diện, khỏe mạnh mà cả với nhóm trẻ yếu thế. Chi tiết quá sẽ không phù hợp với vùng miền, cần phải tính đủ điều kiện với từng nhóm trẻ đủ điều kiện, chưa đủ điều kiện.
Xây dựng Chương trình GDMN mới là việc làm khó, các thành viên trong ban biên soạn đã cố gắng hoàn thành nhiều nội dung. Tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn, áp lực tiến độ thời gian hoàn thành dự thảo 1, sau đó tham vấn chuyên gia đang rất gần. Từ cách tiếp cận đã thể hiện định hướng, tiếp cận bám sát mục tiêu đặt ra, tiếp cận để trẻ phát triển toàn diện. Đây là chương trình khung không thể chi tiết cụ thể quá. Cách tiếp cận đã chuẩn chưa, cần tiếp tục tính toán, nghiên cứu chuẩn đầu ra, chỉ số phát triển, nghiên cứu đưa vào chương trình khung.
"Kết quả mong đợi" chuẩn đầu ra thể hiện mục tiêu và kết quả mong đợi phải có tính liên kết. Yêu cầu cần đạt phải làm rõ, yêu cầu cần đạt là gì với từng độ tuổi, kết quả cần đạt hay kết quả đặt ra. Tiến độ đầu việc phải bám sát, giải trình những ý kiến, đảm bảo tính kết nối giữa ban biên soạn và ban chỉ đạo phải thông suốt, tham khảo các chương trình GDMN ở khu vực và trên thế giới, cách tiếp cận dựa trên vùng miền, nhóm yếu thế, trải nghiệm đối với trẻ mầm non và trách nhiệm chủ thể của gia đình chứ không phải là người phối hợp thế nào.
Chương trình khung phải phù hợp, đảm bảo tiếp cận Chương trình GDMN ở các nước trong khu vực, nhóm đối tượng, hoàn cảnh gia đình. Cần rà soát lại cấu trúc chương trình, tiếp tục bù đắp để có dự thảo lần 1, đảm bảo lộ trình các bước tiếp theo.