Bên cạnh đó, đẩy nhanh thủ tục đầu tư giai đoạn thực hiện của dự án: phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng( khởi công dự án.
Các sở chuyên ngành được UBND thành phố phân công thẩm định các dự án phải thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các chủ đầu tư để sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư, kịp thời báo cáo UBND thành phố các khó khăn, vướng mắc. Sở Quy hoạch và Kiến trúc chủ trì hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các vấn đề về quy hoạch, chỉ giới đường đỏ, sớm thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ để đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án.
Công an thành phố chủ trì hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến cấp phép phòng cháy chữa cháy cho các dự án. Các huyện, thị xã tập trung, khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách thành phổ hỗ trợ mục tiêu chưa được phân bổ kế hoạch vốn từ đầu năm 2024, đảm bảo đủ điều kiện phân bổ tại kỳ họp HĐND thành phố tháng 3/2024.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, các dự án chuyển tiếp, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi của năm 2024. Do vậy, các chủ đầu tư tập trung triển khai các dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt. Trường hợp không đảm bảo tiến độ, phải chủ động báo cáo thành phố từ sớm để có chỉ đạo và điều hành nguồn vốn phù hợp. Các đơn vị chịu trách nhiệm về việc không thực hiện theo tiến độ, dẫn đến dư cân đối nguồn vốn cho dự án trong kế hoạch năm 2024.
Đặc biệt, các đơn vị phải nâng cao trách nhiệm, tính chủ động, quyết liệt, năng lực trong triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công của chủ đầu tư. Nhận diện rõ vấn đề, rõ vướng mắc, rõ địa chỉ giải quyết và chủ động phối hợp xử lý các khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, đề xuất các biện pháp khắc phục đối với các khó khăn vượt thẩm quyền (gom cả các dự án các quận, huyện, thị xã được giao làm chủ đầu tư các dự án cấp thành phố).
Đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án; quản lý chặt chẽ dự án, tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát kỹ đối với các dự án có kế hoạch vốn năm 2023 không giải ngân hết (tính đến ngày 31/01/2024).
Thành phố chỉ xem xét, quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 sang năm 2024 đối với các dự án tại Điều 68 Luật Đầu tư công năm 2019 và Điều 48 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công trên cơ sở các đơn vị báo cáo, chứng minh dự án đủ điều kiện kéo dài vốn. Hoàn thiện thủ tục thanh toán ngay khi có khối lượng thực hiện của dự án và yêu cầu thực hiện việc thanh toán theo thứ tự các nguồn vốn.
Đối với các dự án sử dụng ngân sách thành phố hỗ trợ mục tiêu yêu cầu các địa phương cân đối, bố trí đủ kế hoạch phần vốn ngân sách cấp huyện để đổi ứng cho các dự án xác định hoàn thành trong năm 2024 và các dự án khác theo tiến độ phê duyệt, không được để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản. UBND các quận, huyện, thị xã tập trung đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương và ngân sách cấp thành phố ngay từ đầu năm 2024. Đồng thời, chỉ đạo quyết liệt, có cam kết và chịu trách nhiệm về tiến độ giải phóng mặt bằng; tuyên truyền, vận động, thuyết phục các hộ dân đồng thuận và chấp hành tốt chính sách, chủ trương của Nhà nước.
"Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và chủ đầu tư tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ đề ra; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố về việc triển khai kế hoạch. Trường hợp có phát sinh vướng mắc báo cáo kịp thời để UBND thành phố xem xét, giải quyết", Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị thành phố Hà Nội, kết quả giải ngân năm 2023 đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị số vốn giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Đến hết ngày 15/01/2024, lũy kế giải ngân của toàn thành phố là 50.690 tỷ đồng, đạt 88,5% kế hoạch thành phố giao, đạt 108% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, một số dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế; một số dự án sử dụng vốn ODA vướng mắc do gia hạn hiệp định vay, thời gian hoàn thiện thủ tục đầu tư kéo dài, năng lực một số nhà thầu hạn chế; các dự án thuộc lĩnh vực di tích gặp nhiều khó khăn do nhiểu thủ tục đầu tư; sổ lượng dự án chuyển tiếp hoàn thành chưa cao; nguồn thu từ đất của một số quận, huyện còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách của cấp huyện.