Hai mẹ con đi ăn mỳ bị chủ quán hét giá 6,8 triệu đồng/bát, lúc sau người bị cảnh sát bắt lại là bà mẹ

Hiểu Đan, | 02/03/2024, 16:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Không phải ai cũng thông minh như ông chủ nhà hàng này.

Trên thực tế, nhiều cha mẹ thường chủ quan trong việc dạy con những kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc hay cách xử lý nếu rơi vào tình huống nguy hiểm. Từng có những đứa trẻ khôn ngoan thoát được cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" khi bị bắt cóc nhờ học được những mẹo nhỏ. Chẳng hạn đứa trẻ trong câu chuyện trên, nếu biết cách ra tín hiệu cầu cứu thì có thể tự cứu mình mà không cần đợi chủ quán báo cảnh sát.

Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ:

Dạy con nói "Không"

Trẻ cần được dạy cách nói "không" với người lớn nếu đó không phải cha mẹ hoặc người thuộc danh sách đáng tin tưởng. Trong các buổi nói chuyện, cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định xem trẻ phản ứng thế nào khi có người lạ lại gần bắt chuyện, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.

Lập danh sách người mà bạn có thể tin tưởng - những người có thể đón trẻ từ trường về nhà và ngược lại. Đó có thể là người thân, hàng xóm hoặc người trông trẻ. Bố mẹ nhớ dặn kỹ con không nói chuyện với người lạ, trừ những người thuộc danh sách này. Để chắc chắn hơn, nên tạo mật mã bí mật chỉ con con, cha mẹ và "người tin tưởng" biết.

Phát tín hiệu bản thân đang gặp nguy hiểm

Trẻ em thường la hét và ăn vạ mỗi khi tức giận, bởi vậy khi gặp nguy hiểm, chỉ la hét không, chưa chắc người khác biết bé đang gặp nguy hiểm. Cha mẹ cần dạy thêm con hét những câu cầu cứu như: "Cô ra đi, con không quen biết cô" hoặc "Bố mẹ ơi cứu con với" khi bị kẻ xấu bắt đi.

Gây chú ý với hành động phá hoại

Nếu la hét không có tác dụng, bố mẹ cần dạy con có thể phá hư đồ vật trong quá trình bị kẻ xấu lôi đi. Ví dụ con có thể đập vỡ mọi thứ trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang trong một cửa hàng hoặc dùng đá đập vỡ cửa kính ô tô.

Ký hiệu cần giúp đỡ

Để ra ký hiệu, ta chỉ cần giơ tay lên với lòng bàn tay hướng ra ngoài, rồi gập ngón cái hướng vào lòng bàn tay, sau đó gập các ngón tay còn lại trùm vào ngón cái. Đây là một ký hiệu quan trọng bố mẹ nên dạy con. Vì thứ nhất là ký hiệu quốc tế, thứ hai là sign language (ngôn ngữ ký hiệu) dùng tay nên có thể truyền đạt thông tin ngay cả khi không biết ngôn ngữ.

Hai mẹ con đi ăn mỳ bị chủ quán hét giá 6,8 triệu đồng/bát, lúc sau người bị cảnh sát bắt lại là bà mẹ - Ảnh 2.

Thậm chí, việc biết ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp con tự cứu bản thân khỏi những tình huống nguy hiểm, như bị bắt cóc. Thực tế là năm 2021, một thiếu niên mất tích ở Mỹ đã được giải cứu nhờ làm ký hiệu tay cầu cứu và được một người đi đường nhận thấy và gọi báo cho cảnh sát.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/hai-me-con-di-an-my-bi-chu-quan-het-gia-68-trieu-dong-bat-luc-sau-nguoi-bi-canh-sat-bat-lai-la-ba-me-193240302120457242.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/hai-me-con-di-an-my-bi-chu-quan-het-gia-68-trieu-dong-bat-luc-sau-nguoi-bi-canh-sat-bat-lai-la-ba-me-193240302120457242.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai mẹ con đi ăn mỳ bị chủ quán hét giá 6,8 triệu đồng/bát, lúc sau người bị cảnh sát bắt lại là bà mẹ