Sản phẩm cellulose aerogel có khối lượng riêng, độ rỗng, khả năng hấp phụ kim loại nặng, dung môi hữu cơ, màu vượt trội so với các sản phẩm trên thị trường.
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng |
PGS.TS Lê Thị Kim Phụng chia sẻ: "Hiện quy trình đã được phát triển trên quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot, đã đăng ký sáng chế. Với giải thưởng này, dự án sẽ phát triển ứng dụng trên nước thải công nghiệp trong tương lai".- PGS.TS Kim Phụng nói.
Công trình nghiên cứu (Hệ thống Wetland roof) của PGS.TS. Bùi Xuân Thành và cộng sự được vinh danh nhờ phát triển hệ thống cải tiến sử dụng các lớp vật liệu mỏng (chiều dày ~10 cm), nhẹ cùng các loại thực vật có sẵn ở đô thị và có khả năng chịu các điều kiện trên mái (chịu nắng, gió, mưa).
Hệ thống này vừa có thể giúp kết hợp xử lý nước thải sau bể tự hoại của toà nhà đạt tiêu chuẩn xả thải, tăng mảng xanh đô thị, đa dạng sinh học, hấp thu khí thải, làm mát không khí trong nhà... Ngoài ra, công nghệ Wetland roof có thể đạt các mục tiêu phát triển bền vững như nước sạch và vệ sinh (SDG6) và bền vững đô thị (SDG13).
"Đây là một công nghệ cải tiến từ hệ thống xử lý nước thải dạng đất ngập nước truyền thống (constructed wetland), cái mà chỉ có thể dùng để xử lý nước thải ở các vùng nông thôn, nơi có diện tích đất rộng và hệ thống này sử dụng các thực vật xử lý như cói, sậy. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ"- PGS.TS. Bùi Xuân Thành chia sẻ.
Giải thưởng Sáng tạo Châu Á của Quỹ Toàn cầu Hitachi được phát động vào năm 2020 nhằm thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và hiện thực hóa một xã hội bền vững trong khu vực ASEAN. Giải thưởng này đã công nhận những cá nhân và tập thể đã phục vụ lợi ích công cộng thông qua những nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.