Do đó, Trường ĐH VHTT-DL Thanh Hóa đã thông báo cho thí sinh cân nhắc để chuyển nguyện vọng xét tuyển đối với ngành sư phạm sang các cơ sở đào tạo khác, hoặc sang những ngành không thuộc khối ngành sư phạm của nhà trường. Khi nào được UBND tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu, trường sẽ thông báo cho thí sinh biết để xét tuyển bổ sung.
Ngày 29/7, Trường ĐH Hồng Đức cũng có thông báo điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành đào tạo giáo viên, do chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa chưa giao chỉ tiêu đào tạo.
Sau khi các trường ĐH trên thông báo điều chỉnh nguyện vọng đăng ký, ngày 31/7, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cùng với Sở Tài chính Thanh Hóa đã họp bàn, thống nhất tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa giao chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm với số lượng 200 chỉ tiêu và được UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý.
Theo tìm hiểu của phóng viên GD&TĐ, nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong việc giao chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm, là do vướng mắc trong việc bố trí kinh phí đào tạo. Bởi lẽ, các trường ĐH trên là trường công lập, trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hóa.
Vì vậy, sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền học phí, chi phí sinh hoạt theo Nghị định 116 năm 2020 của Chính phủ. Theo Nghị định này, mỗi sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ khoảng hơn 4 triệu đồng/người/tháng.
Ông Đậu Bá Thìn – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức cho biết, ngay sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định giao chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm cho đơn vị này, nhà trường sẽ thông báo phương thức tuyển sinh trên trang Website của trường, để thí sinh nắm được quy chế.