Bắt đầu từ ngày 1/2/2023, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã bổ sung thêm loạt dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đơn cử có thể kể đến như:
- Trong lĩnh vực chứng khoán, bổ sung dấu hiệu:
Người không cư trú thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
Khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại
Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
- Trong lĩnh vực trung gian thanh toán, quy định các dấu hiệu gồm:
Có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên ví điện tử; tiền nạp vào và rút ra nhanh khỏi ví điện tử; doanh số giao dịch lớn trong ngày nhưng số dư ví điện tử rất nhỏ hoặc bằng không.
Ví điện tử của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền nạp vào có giá trị lớn bất thường.
Các giao dịch trực tuyến qua ví điện tử liên tục thay đổi về thiết bị đăng nhập hoặc địa chỉ IP…
Tăng mức bồi dưỡng cho người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm
Người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại được tăng mức bồi dưỡng từ tháng 2/2023. Ảnh minh họa Báo Giao thông
Thông tư 24/2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Mức bồi dưỡng này hiện được chia theo 04 mức, giá trị của mỗi suất được xác định như sau:
Mức 1 là 13.000 đồng/người/ngày (tăng 3.000 đồng/người/ngày)
Mức 2 là 20.000 đồng/người/ngày (tăng 5.000 đồng/người/ngày)
Mức 3 là 26.000 đồng/người/ngày (tăng 6.000 đồng/người/ngày)
Mức 4 là 32.000 đồng/người/ngày (tăng 7.000 đồng/người/ngày)