Khi cô gái lau nước mắt và nói rằng tính cách của cô không thích hợp với cách giáo dục nghiêm khắc như vậy, mẹ cô vẫn nhất quyết giữ vững quan điểm của mình. Cô con gái thấy dù có nói gì cũng không thuyết phục được mẹ nên đã rơi nước mắt bước xuống khỏi sân khấu.
Chẳng bao lâu, cuộc trò chuyện này đã trở thành một chủ đề tìm kiếm nóng trên Weibo, và nhiều cư dân mạng đã nói: "Tôi thấy chính mình ngày xưa ở cô bé này".
Biết bao đứa trẻ đã lớn lên như thế này, bị cha mẹ "bạo lực" từ nhỏ đến lớn, dù là bằng đòn roi nhìn thấy được hay bằng lời nói vô hình.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Marshall Luxemburg đã nói: "Có thể chúng ta không cho rằng cách nói chuyện của mình là bạo lực nhưng ngôn ngữ thường gây tổn thương cho bản thân và người khác". Nhiều bậc cha mẹ luôn bỏ qua điểm này và đánh đập, chế giễu, thậm chí bạo hành con một cách vô lương tâm. Nhưng họ chưa bao giờ nghĩ: Bạo lực bằng lời nói tuy không tấn công vào cơ thể nhưng lại tấn công vào tâm trí, và chỉ số sát thương đặc biệt nghiêm trọng.
Theo một nghiên cứu của Đại học Iowa ở Mỹ, chưa đến 20% những điều cha mẹ nói với con hàng ngày là tích cực và khích lệ. Trung bình mỗi đứa trẻ nhận được hơn 400 bình luận tiêu cực mỗi ngày, trong khi chỉ có hơn 30 bình luận tích cực. "Tại sao mày ngu thế?", "Việc nhỏ như vậy cũng không thể làm tốt được!", "Tại sao con không làm được trong khi bạn khác có thể làm được?", "Đừng khóc nữa. Nếu con còn khóc nữa, mẹ sẽ bỏ con cho người khác nuôi",...đó là những câu nói phổ biến mà rất nhiều bậc cha mẹ sử dụng để la mắng con cái mỗi ngày. Không phải họ không biết rằng những lời nói này sẽ làm tổn thương con cái, nhưng người lớn vẫn không kiềm chế được cảm xúc và trút giận lên đầu con mình.
Giao tiếp tốt với trẻ em không bao giờ là dễ dàng, suy cho cùng, trẻ em và cha mẹ có khoảng cách thế hệ nhiều năm và chênh lệch kinh nghiệm sống. Nhiều việc tưởng chừng dễ dàng đối với cha mẹ lại rất khó khăn đối với trẻ em, bởi vì chúng thực sự chưa biết hoặc chưa được học. Thế nên cha mẹ càng phải kiên nhẫn hơn, quan sát kỹ hành vi của con, cảm nhận kỹ tâm lý của con, phân tích nguyên nhân rồi đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với con.
Thực ra, cách đơn giản nhất chính là hãy nhớ lại khi chúng ta còn trẻ, chúng ta cần sự giúp đỡ và tình yêu thương như thế nào từ người lớn? Khi chúng ta có thể kết nối với "đứa trẻ bên trong" của mình, chúng ta cũng có thể đối xử với con mình bằng sự đồng cảm, kiên nhẫn và yêu thương nhiều hơn. Sự hiểu biết và thấu hiểu này không chỉ giúp giáo dục con cái đúng đắn, mà cũng có thể chữa lành chính bản thân người lớn - những người cũng từng là những đứa trẻ.