Hãy nói với con rằng: Kẻ yếu nhất không phải là con

Hà Minh | 28/11/2023, 12:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Trong cuộc sống, không phải ai cũng hoàn toàn là kẻ mạnh - kẻ yếu và đó sự chia sẻ, giúp đỡ và cùng nhau vượt qua khó khăn. Nhưng giải thích việc này với con trẻ như nào cha mẹ nào cần chú ý?

tre-em-5.jpeg
Hãy nói với con rằng: Kẻ yếu nhất không phải là con. Ảnh minh hoạ.

Kẻ mạnh - kẻ yếu như thế nào?

Một nhà văn đã viết câu chuyện như sau:

Một gia đình 4 người gồm bố mẹ và 2 con vào rừng chơi. Trong lúc chơi, bất ngờ cơn mưa trút xuống. Chị gái đưa áo mưa cho mẹ. Nhưng mẹ lại đưa áo mưa cho em gái nhỏ. Em gái nhỏ hỏi sao mọi người lại làm như vậy. Mẹ trả lời: Mỗi người đều nên bảo vệ những người yếu đuối hơn. Em gái nhỏ nói: Vậy con con không bảo vệ được bất cứ người nào, nghĩa là con yếu đuối nhất.

Em gái nhỏ đi về phía bụi cây và mở phần dưới áo mưa ra che lên những bông hoa tường vi màu phấn hồng bởi bông hoa non nớt và mềm mại quá, không có chút khả năng tự vệ nào.

Cô gái nhỏ nói với mẹ rằng bây giờ cô bé không phải là người yếu đuối nhất vì cô bé có thể bảo vệ cho những bông hoa bé nhỏ.

Như vậy, ai cũng nghĩ em bé nhỏ nhất trong nhà thì sẽ là kẻ yếu nhất và cần được che chở, bảo vệ nhất. Tuy nhiên, em bé cũng có nhu cầu trở thành một kẻ mạnh để che chở, bảo vệ cho kẻ yếu hơn mình. Đây chính là sự tự tôn và tự cường của đứa trẻ.

Mặt khác, khi trở thành một kẻ mạnh, em bé tự hình thành tinh thần trách nhiệm, tự đứng vững thì mới hoàn thành nhiệm vụ che chở, bảo vệ cho kẻ yếu hơn mình.

Quan sát trong đời sống gia đình ba thế hệ của người Việt, chúng ta nhận thấy, thường trong mỗi gia đình nông thôn sẽ có thêm những con vật nuôi như chó mèo, gà vịt. Đó là những kẻ yếu hơn em bé bé nhất trong gia đình. Khi các em còn nhỏ, con chó, con mèo trở thành người bạn, thành em út của chúng. Em bé sẽ được giao nhiệm vụ chăm sóc chó, mèo. Từ đây, hình thành lên trách nhiệm của em bé đối với vật nuôi và cũng là hình thành tính cách dám chịu trách nhiệm trước cuộc sống của người khác của đứa trẻ.

Nếu không có lớp yếu thế phía sau này, các em bé nhỏ tuổi nhất trong nhà vừa trở thành kẻ yếu thế, vừa thu hút mọi sự chăm chút từ những người lớn hơn trong gia đình. Đứa trẻ tự nhiên trở thành người hưởng thụ mà không cần phải làm việc gì cho ai hay chịu trách nhiệm về bất cứ thứ gì trong gia đình.

Tất nhiên, khái niệm kẻ mạnh kẻ yếu, mở ra trong bối cảnh xã hội lớn nói chung, còn nhiều hàm ý khác. Nhưng hiểu gọn lại, trong gia đình, kẻ mạnh kẻ yếu chính là sự linh hoạt trong vị trí tuỳ theo bối cảnh thực tế của các thành viên. Nếu người mẹ bị ốm, cần sự chăm sóc thì mẹ chính là người yếu cần được bảo vệ che chở.

Hiểu được điều này, trẻ sẽ trở thành người biết quan tâm chia sẻ và có trách nhiệm chăm sóc người khác.

nu-cuoi-cua-tre.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Sự tự tin của kẻ mạnh

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ trong đời sống hiện thực không hiểu được ý thức tự chủ của con cái. Họ chăm sóc và yêu thương con cái quá mức, làm tất cả thay con cái. Kỳ thực đây lại là sự thiếu tin tưởng con cái, làm tổn thương lòng tự tôn của con cái. Những ông bố bà mẹ này không xem con cái là một người khác hoàn toàn độc lập về nhân cách với chính mình mà chỉ là một phần liền kề với chính họ mà thôi.

Cùng với quá trình phát triển của trẻ, mô phỏng cách làm theo người lớn, mà lòng tự tin cũng theo đó hình thành. Trong cuộc sống, học tập và hoạt động từng bước thể hiện sự tự tôn trong lòng con trẻ. Cha mẹ phải chú ý phát hiện sự tự tôn và tôn trọng lòng tự tôn của trẻ cũng giống như cách tôn trọng chính mình.

Cha mẹ đừng mặc nhiên nghĩ rằng con trẻ là kẻ yếu, người lớn là kẻ mạnh để áp đặt những định kiến của mình vào con cái.

Trong cuộc sống gia đình, do người lớn không nhẫn nại, thấy trẻ gây phiền phức, thường có những lời vô lý, điều này cũng sẽ làm thay đổi lòng tự tôn của trẻ.

Nếu con vẽ gấu, cha mẹ chê không giống gấu. Nếu con được 9 điểm, cha mẹ hỏi sao không được 10 điểm…

Những lời nói kiểu như vậy, người lớn có thể không để ý nhưng đối với trẻ lại tạo thành vết thương trong tâm hồn, nhẹ thì làm giảm đi lòng tự tôn của trẻ, nặng thì tạo thành tâm lý chán nản, tự ti. Để trẻ dũng cảm đối mặt với tất cả là mấu chốt giúp chúng tự cường tự lập.

Cha mẹ cần xây dựng ý thức về kẻ mạnh, kẻ yếu cho con nhằm củng cố lòng tự tin, tự tôn và trách nhiệm của trẻ đối với chính nó cũng như đối với những thành viên khác.

Tuy nhiên, để làm được điều này, cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn, tinh tế và giảm mức độ đòi hỏi của mình đối với con. Cần đánh giá trẻ trong năng lực và phẩm chất hiện có của chúng thì mới bồi dưỡng, phát huy thế mạnh cũng như cải thiện thế yếu của trẻ.

Hãy ghi nhớ rằng không phải lúc nào con cũng ở thế mạnh và không phải lúc nào con cũng ở thế yếu. Bản thân mình cũng vậy. Do đó, cần phải tự chủ, tự cường thì mới đủ bản lĩnh để che chở, bảo vệ cho người khác.

Bài liên quan
Không mắc phải sai lầm này khi dạy con để con tự tin và biết bao dung
Thay vì trách móc con cái bất hiếu, có lẽ cha mẹ nên nhìn lại bản thân và xem thử liệu mình đã dạy con đúng cách hay chưa.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãy nói với con rằng: Kẻ yếu nhất không phải là con