Theo kĩ sư Dũng, toàn bộ giải pháp được thực hiện theo nguyên tắc cơ lý bởi tốc độ dòng chảy của cát và nước ngọt để xử lý, không sử dụng hóa chất nên bảo đảm an toàn về mặt môi trường.
Ngoài ra, khi xây một công trình, tất cả các vật liệu xây dựng đều phải sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Công trình sử dụng cát sạch không qua rửa thì tuổi thọ vài chục năm, trong khi sử dụng cát sạch đạt tiêu chuẩn xây dựng có thể tồn tại 100 năm.
Thiết bị sàng tuyển rửa cát sạch mỗi giờ xử lý từ 150 - 300m3 và có thể đáp ứng công suất theo yêu cầu. Theo đánh giá của Viện Chuyên ngành bê tông thuộc Viện Khoa học công nghệ xây dựng - Bộ Xây dựng thông qua “Báo cáo kết quả lấy mẫu và thí nghiệm cát nhiễm mặn”, cũng như các kết quả thí nghiệm của Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cần Thơ, cát sạch có hàm lượng muối ion clo- thấp hơn rất nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài việc tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng cát xây dựng, hệ thống này còn đặc biệt ý nghĩa với những nơi thiếu cát xây dựng như các vùng hải đảo.
Kết quả thử nghiệm mẫu cát nhiễm mặn Phú Quốc sau khi lọc rửa bằng công nghệ này cho thấy hàm lượng bùn sét trong cát giảm từ 1,5% xuống còn 0,2%, đạt yêu cầu kỹ thuật sử dụng cho các loại bê tông và vữa (TCVN 7570:2006), hàm lượng ion clorua giảm xuống đến mức đạt yêu cầu.
Với nguồn nguyên liệu cát biển đầu vào có hàm lượng muối ion clo- bằng 0,38% cao gấp 7,5 lần tiêu chuẩn cho phép và qua thiết bị xử lý sàng tuyển rửa cho ra cát sạch xây dựng với hàm lượng muối ion clo- bằng 0,009% thấp hơn tiêu chuẩn cho phép < 0,01%.="">
Trong khi đó, nguồn cát nước ngọt được vận chuyển ra Phú Quốc có hàm lượng muối ion clo- bằng 0,004% và được xem là hàm lượng ngang bằng với cát biển, nhiễm mặn sau khi xử lý.
Đến nay, kĩ sư Dũng đã hoàn tất việc lắp đặt và vận hành thiết bị xử lý nguồn cát biển Vùng 5 Hải quân và triển khai 6 thiết bị ứng dụng sản xuất cát sạch theo quy mô công nghiệp tại Cần Thơ, TPHCM, Tiền Giang, Long An, Thanh Hóa, Phú Quốc, Kiên Giang.