Môi trường lớp học được tạo ra bởi nhiều đặc điểm có thể được sử dụng làm những mục tiêu cảm xúc, bao gồm:
Quan hệ liên kết – mức độ học sinh yêu thích và chấp nhận lẫn nhau;
Sự tham gia – mức độ học sinh quan tâm và tham dự vào việc học tập;
Định hướng nhiệm vụ - mức độ trong đó các hoạt động trong lớp học được tập trung vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập;
Sự gắn kết – mức độ học sinh chia sẻ các nguyên tắc và mong đợi;
Sự thiên vị - học sinh có được cùng hưởng các đặc quyền như nhau không;
Gây ảnh hưởng – mức độ học sinh gây ảnh hưởng đến các quyết định tronglớp học;
Sự va chạm – mức độ học sinh cãilộn nhau;
Nghi thức – sự tập trung phát huy hiệu lực các quy tắc;
Giao tiếp - mức độ giao tiếp chân thành và trung thực giữa học sinh với nhau và với giáo viên;
Sự ấm cúng – mức độ học sinh quan tâm và thể hiện sự thông cảm lẫn nhau.
Chúng ta cũng nên so sánh quan điểm của học sinh về môi trường lớp học với những quan điểm của giáo viên. Cách thức suy nghĩ như vậy sẽ thông tin cho giáo viên về những điều cần thay đổi nhằm thúc đẩy việc học tập của học sinh.
Lúc này, tôi rất cảm xúc khi được một người bạn chia sẻ cho tôi clip về một cụ ông 98 tuổi, một anh hùng trong thời chiến, nay vẫn đi xe ba bánh để đến nói chuyện lịch sử cho các học sinh ở một trường THCS.
Những đứa trẻ này thật may mắn, cụ ông một lần nữa cũng sẽ cảm nhận được may mắn khi thấy mình có ích. Giá trị được tạo lập như thế! Từ những người lớp trước, tưởng đã xong sứ mệnh của mình.
Nhưng với những thế hệ sau, nếp nghĩ, cách hành xử, lối sống và cả những gì đã được họ tích lũy lại đều cần được thể hiện ra, thành sợi dây kết nối, bởi giá trị tốt đẹp sẽ trở thành di sản mãi mãi với thời gian.
Chúng ta đang chông chênh giữa giáo dục giá trị. Vì chúng ta đã để nhà trường đơn độc, để lũ trẻ bơ vơ, để chúng ít có cơ hội xây cái tổ ấm – Môi trường lớp học của mình. Sẽ vẫn là: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba là chúng,... Hãy giúp chúng được tạo lập giá trị trong hệ sinh thái cuộc đời.