Hỗ trợ tâm lý cho học sinh hậu Covid-19

Phạm Khánh | 01/10/2022, 12:26
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Bước sang năm học 2022 – 2023 cũng là lúc trường học trên toàn thế giới nối lại việc học trực tiếp bị gián đoạn. 

Không chỉ học sinh phổ thông, sinh viên đại học cũng bị ảnh hưởng sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19. Khảo sát của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) vào năm 2021 cho thấy, hơn 1/3 sinh viên năm nhất tại Anh có triệu chứng lo lắng và trầm cảm. 38% tân sinh viên cảm thấy mất khả năng học tập do học trực tuyến trong dịch Covid-19 không hiệu quả. Trong khi hơn 40% sinh viên cho biết sức khỏe tinh thần được cải thiện khi các trường bắt đầu năm học mới theo hình thức trực tiếp.

Hỗ trợ tâm lý cho học sinh hậu Covid-19 ảnh 1

Học sinh Mỹ tập yoga để giảm căng thẳng.

Nỗ lực nhưng còn hạn chế

Tại châu Á, Singapore là một trong những quốc gia đi đầu triển khai các công tác hỗ trợ tâm lý cho học sinh. Cuối năm 2021, Bộ Giáo dục Singapore công bố chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần tại cấp tiểu học, trung học và dự bị đại học kéo dài 2 năm, tính từ năm 2022.

Đầu mỗi học kỳ, giáo viên sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần của học sinh. Thông qua chương trình học này, học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng xây dựng khả năng phục hồi, củng cố tinh thần và giải quyết khó khăn. Ví dụ, các em sẽ học cách phân biệt căng thẳng thông thường với các bệnh tâm thần; học cách vượt qua suy nghĩ tiêu cực và các vấn đề về cảm xúc xã hội; tìm kiếm giúp đỡ khi cần.

Tại Trung Quốc, Bắc Kinh là địa phương đầu tiên chỉ đạo các trường phổ thông đưa giáo dục sức khỏe tâm thần vào chương trình dạy và bảo đảm mỗi trường học có ít nhất một cố vấn tâm lý học đường. Học sinh từ lớp 4 - 12 sẽ phải làm đánh giá tâm thần thường xuyên để nhà trường quản lý và theo dõi sát sao sức khỏe của các em.

Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng yêu cầu tổ chức khóa học sức khỏe tâm thần bắt buộc trong trường đại học; thúc đẩy tăng cường số lượng cố vấn học tập, bác sĩ tâm lý trên cả nước. Năm 2022, nước này kêu gọi tăng tỷ lệ số lượng cố vấn học đường lên ít nhất 1 cố vấn trên 4 nghìn học sinh.

Tuy nhiên, chị Wang, phụ huynh sống tại Bắc Kinh, bày tỏ lo ngại về chương trình dạy sức khỏe tâm thần trong các trường học.

“Con gái tôi có một tiết học về sức khỏe tâm thần vào thứ Năm hàng tuần. Nhưng cháu kể rằng giáo viên chỉ giới thiệu về hệ giác quan và bộ phận cơ thể người. Đó không thực sự là giáo dục sức khỏe tâm thần nên tôi hơi phân vân về hiệu quả của tiết học này”, chị Wang cho biết.

Đây cũng là vấn đề chung của các quốc gia châu Á do sức khỏe tâm thần, đặc biệt sức khỏe tâm thần học đường, là khái niệm tương đối mới mẻ. Các trường học, nhất là trường công lập, chưa phổ biến vị trí cố vấn tâm lý học đường. Nhận thức của phụ huynh, học sinh về sức khỏe tâm thần còn chưa sâu rộng nên việc ổn định sức khỏe tâm lý cho học sinh sau dịch Covid-19 còn hạn chế.

Theo ST, CNN
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ho-tro-tam-ly-cho-hoc-sinh-hau-covid-19-post609772.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ho-tro-tam-ly-cho-hoc-sinh-hau-covid-19-post609772.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hỗ trợ tâm lý cho học sinh hậu Covid-19