Kiểm toán Nhà nước
Đây là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.
Kiểm toán độc lập
Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.
Kiểm toán nội bộ
Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.
Một số trường đào tạo ngành Kiểm toán
Học viện Tài chính năm 2024, tuyển sinh ngành Kiểm toán theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ bậc THPT, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trường đang đào tạo ngành Kiểm toán theo 2 chương trình học, với mức học phí lần lượt là: Chương trình định hướng CCQT khoảng 50 triệu đồng/năm học và chương trình liên kết đào tạo thu 180 triệu đồng/3 năm học.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - năm nay, tuyển sinh ngành Kiểm toán theo 3 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường. Trong đó, xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 18% chỉ tiêu, 80% được dành cho các phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường, 2% xét tuyển thẳng.
Điểm chuẩn năm 2023 của ngành Kiểm toán là 27,2 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07.
Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) dự kiến tuyển sinh 165 chỉ tiêu dành cho ngành Kiểm toán, theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng, tuyển sinh riêng, xét học bạ, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Năm 2023, với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, ngành Kiểm toán lấy 24,25 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00; A01; D01; D90. Phương thức xét học bạ, mức điểm chuẩn xét tuyển là 26,75 điểm, với 3 tổ hợp môn xét tuyển A00; A01; D01.
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - năm 2023, lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26,3 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển A00; A01; D01; D07.
Năm học 2023 - 2024, nhà trường quy định mức học phí chương trình đại học chính quy khoảng 940.000 đồng/tín chỉ.
Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) ngành Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế - Luật tuyển sinh theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM, xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL…) kết hợp với kết quả học THPT.