Ngày nay, chỉ có muỗi cái mới có khả năng hút máu.
Sự tiến hóa của thực vật có thể đóng vai trò trong sự khác biệt về cáchthức kiếm ăn giữa muỗi đực và muỗi cái. Vào thời điểm hai con muỗi đực bị mắc kẹt trong nhựa cây và cuối cùng trở thành hổ phách, các loài thực vật có hoa bắt đầu nở rộ.
"Phát hiện cho thấy loài muỗi từ xa xưa đều có thể hút máu như nhau, không phân biệt đực cái. Khả năng hút máu sau đó đã biến mất ở con đực, có thể do sự xuất hiện của các loài thực vật có hoa", Azer nói.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ muỗi tiến hóa từ côn trùng không hút máu. Họ đưa ra giả thuyết phần miệng của muỗi đã thích nghi để hút máu ban đầu được sử dụng để đâm vào cây, hút các chất lỏng dinh dưỡng.
"Đối với loài côn trùng có khả năng hút máu như muỗi, chúng tôi tin rằng hành vi này là một sự chuyển đổi từ hút chất lỏng thực vật sang hút máu", Azar nói. Sau cùng, muỗi đực ngày nay lại biến đổi để quay về cách thức hút chất lỏng dinh dưỡng từ thực vật.
Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, đây là mẫu hóa thạch muỗi lâu đời nhất thế giới từng được biết đến. Nhưng loài muỗi cũng được cho là đã sống từ thời Kỷ Jura, cách đây khoảng 200 triệu đến 145 triệu năm, dù chưa có bằng chứng cụ thể.