Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức

18/05/2023, 14:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng 18/5, Trường ĐH Mở Hà Nội tổ chức kỷ niệm Ngày Khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam.

Đòn bẩy để phát triển nhà trường

Đối với các nhóm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung mong muốn tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động khoa học, là cái nôi để bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội - khẳng định, nhà trường đã và đang chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) theo hướng chuyên sâu và hội nhập quốc tế.

Trường ĐH Mở Hà Nội đã hình thành phát triển các nhóm nghiên cứu trọng tâm; tăng cường các công bố quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI, SCOPUS. Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng đầu tư, gắn NCKH với đào tạo, sáng tạo khởi nghiệp và phục vụ cộng đồng.

Đồng thời, gắn kết hoạt động KH&CN với sứ mạng của trường, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới sáng tạo với phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực.

Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức ảnh 1

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội phát biểu chào mừng.

Là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung ghi nhận, hoạt động NCKH của cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường ĐH Mở Hà Nội rất đa dạng, chuyên sâu, phù hợp với thực tiễn. Qua đó cho thấy giá trị, ý nghĩa từ những nỗ lực lớn của các thầy cô và sinh viên.

Để KH&CN thực sự là đòn bẩy trong tiến trình xây dựng và phát triển nhà trường, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội đề nghị, các đơn vị chức năng tiếp tục rà soát, tham mưu cơ chế, chính sách thúc đẩy NCKH, đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp; tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng, vừa đảm bảo thực hiện các quy định hiện hành vừa khuyến khích hoạt động KH&CN.

Đối với các đơn vị chuyên môn, cần chủ động, tích cực hơn nữa công tác NCKH, sáng tạo, khởi nghiệp; tăng cường kết nối, hợp tác trong hoạt động KH&CN; gắn chặt chẽ hoạt động NCKH và đào tạo.

Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức ảnh 2

ThS. Trần Ngọc Anh - giảng viên Khoa Tài chính Ngân hàng chia sẻ tại chương trình.

Làm giàu tri thức

Mong rằng, với sức trẻ, đam mê và khát vọng, các em sẽ tích cực, chủ động hơn nữa trong tiếp cận tri thức mới, tiếp cận với thực tiễn và mạnh dạn đề xuất. Thầy cô và nhà trường sẽ đồng hành cùng với sinh viên như đã, đang và tiếp tục như vậy.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung bày tỏ.

Nhắn nhủ với sinh viên, lãnh đạo Trường ĐH Mở Hà Nội gợi mở, hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp các em làm giàu tri thức, hiểu biết, tự tin phát triển tư duy đổi mới sáng tạo. Đó là các nền tảng để sinh viên nắm bắt các cơ hội khởi nghiệp, lập nghiệp.

Chia sẻ những lầm tưởng về NCKH, giảng viên Trần Ngọc Anh, Khoa Tài chính – Ngân hàng trao đổi, nhiều người nghĩ NCKH phải bó mình trong những tháp ngà ngổn ngang sách vở, kính hiển vi với những cuộn giấy dài chi chít mực và tách mình với xã hội đời thường.

Cũng có ý kiến cho rằng, NCKH là hành trình gian nan, đòi hỏi sự cam kết về công sức, thời gian và tiền bạc mà kết quả nghiên cứu có thể không như mong muốn. Chính vì thế mà nhiều bạn trẻ có tâm lí sợ thất bại.

Theo giảng viên Trần Ngọc Anh, NCKH không xa vời thực tiễn, mà còn hỗ trợ thực tiễn. NCKH giúp các dự án khởi nghiệp có nền tảng vững vàng để có thể thành công. “Sinh viên không nên ngại ngần NCKH, tự mình tìm kiếm tri thức” - giảng viên Trần Ngọc Anh nhắn gửi.

Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức ảnh 3

Sinh viên Đỗ Thành Đạt: NCKH là quá trình mỗi sinh viên tự hoàn thiện bản thân.

Ban đầu tiếp cận NCKH dưới góc độ là một cuộc thi nhưng khi trực tiếp bắt tay vào nghiên cứu, sinh viên Đỗ Thành Đạt – lớp k21 Ngành Luật kinh tế đã nhận ra những giá trị mà NCKH đem lại.

Không dừng lại ở thành tích hay điểm rèn luyện, NCKH là sân chơi nơi mà mỗi sinh viên tham gia sẽ được trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm. Đó là quá trình mỗi sinh viên tự hoàn thiện bản thân.

Theo báo cáo của Trường ĐH Mở Hà Nội, năm học 2022-2023, nhà trường đã triển khai thực hiện 1 đề tài cấp Quốc gia, 18 đề tài KH&CN cấp Bộ, 72 đề tài cấp cơ sở. Toàn trường đã công bố gần 250 bài báo, báo cáo khoa học, xuất bản 3 sách chuyên khảo, tham khảo. Nhà trường đã tổ chức 3 hội nghị, hội thảo quốc tế, 2 hội thảo quốc gia.

Đối với hoạt động NCKH của sinh viên, năm học 2022-2023 có 243 đề tài NCKH của sinh viên được phê duyệt thực hiện; trong đó có 148 đề tài của sinh viên được giải thưởng cấp Khoa, 42 đề tài được giải thưởng cấp Trường.

Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức ảnh 4

PGS.TS Nguyễn Mai Hương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường và PGS.TS Nguyễn Thị Nhung - Hiệu trưởng nhà trường trao hoa và giấy khen cho các cán bộ, giảng viên có thành tích tiêu biểu trong hoạt động NCKH, sáng tạo và khởi nghiệp năm học 2022 – 2023 của Trường ĐH Mở Hà Nội.

Toàn trường có 21 dự án ý tưởng khởi nghiệp. Nhà trường đã phê duyệt biên soạn và sản xuất mới 57 giáo trình, 22 học liệu điện tử, lựa chọn sử dụng 271 giáo trình ngoại sinh.

Năm học 2022-2023, Tạp chí của trường đã phát hành được 12 số với 168 bài báo khoa học; trong đó 55% bài viết của các tác giả trong trường và 45% bài viết của các tác giả ngoài trường.

Bài liên quan
Phó Chủ tịch SHB Đỗ Quang Vinh kể chuyện làm bồi bàn thời sinh viên, "học thạc sĩ mới biết gia đình có điều kiện", khởi nghiệp từ vị trí chuyên viên ngân hàng
"Tôi không phải người quá giỏi trong việc bưng bê, nên cũng có kỷ niệm là từng làm đổ vào người khách. Làm sao để xử lý những tình huống như vậy cũng là bài học giúp mình áp dụng được vào cuộc sống bây giờ", Phó Chủ tịch Ngân hàng SHB Đỗ Quang Vinh chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hoạt động NCKH là thực tiễn sinh động, giúp SV làm giàu tri thức