Trường Đại học Phenikaa - năm nay, xét tuyển ngành Trí tuệ nhân tạo theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm học bạ, xét kết quả kì thi Đánh giá năng lực hoặc Đánh giá tư duy. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dành cho ngành học này là 100 chỉ tiêu.
Năm học 2024 - 2025, mức học phí nhà trường quy định đối với ngành Trí tuệ nhân tạo rơi vào khoảng 35,2 triệu đồng/năm học.
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) công bố phương hướng tuyển sinh năm 2024 theo 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi Đánh giá năng lực và xét học bạ THPT.
Ngoài ra, trường dự kiến tuyển sinh 60 chỉ tiêu dành cho ngành Trí tuệ nhân tạo, xét tuyển theo 5 tổ hợp môn A00, A01, D01, D07, D90. Năm 2023, ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển của ngành học này là 25,01 điểm.
Trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TPHCM) dự kiến tuyển sinh 40 chỉ tiêu dành cho Trí tuệ nhân tạo, dựa trên 3 phương thức xét tuyển: xét tuyển thẳng ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi Đánh gia năng lực, xét các Chứng chỉ quốc tế uy tín.
Năm ngoái, ngành Trí tuệ nhân tạo của trường lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 27,8 điểm (A00, A01, D01, D07).
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh ngành Robot và Trí tuệ nhân tạo theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét học bạ THPT, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi Đánh giá năng lực, xét chứng chỉ quốc tế.
Năm 2023, ngành học này lấy ngưỡng điểm chuẩn trúng tuyển là 26 điểm (A00, A01, D01, D90). Trong khi đó, năm 2022 cũng lấy mức điểm chuẩn và tổ hợp môn xét tuyển tương tự.
Tổng hợp