Tổng kết lại, cư dân mạng có quan điểm khá đồng đều về vấn đề này, có người chú ý đến "hiệu quả học tập", có người chú ý đến "thói quen học tập", vậy cái nào quan trọng hơn? Khi đứa trẻ không thể hoàn thành bài tập về nhà, nên thức khuya để hoàn thành hay làm bù vào buổi sáng? Các chuyên gia đã tiết lộ câu trả lời.
Các chuyên gia của Viện Công nghệ Massachusetts từng tiến hành một thí nghiệm về vấn đề này. Họ theo dõi một nhóm sinh viên, đeo vòng tay điện tử để tìm hiểu xem có mối quan hệ nào giữa thành tích học tập với thói quen làm việc và nghỉ ngơi của các em hay không.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, những em thiếu ngủ có hiệu quả và thành tích học tập không tốt bằng những em ngủ đủ giấc. Hay nói cách khác, thức khuya sẽ có tác động xấu nhất định đến não bộ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Thức khuya hại gan thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể và đến sự phát triển trí thông minh.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng nếu có quá nhiều bài tập về nhà, cha mẹ cần đôn đốc con hoàn thành sau khi đi học về. Nếu đến giờ nghỉ mà vẫn chưa xong, có thể cho con đi ngủ trước, hôm sau dậy sớm hơn để học bù phần còn dang dở.
① Hình thành cho trẻ khái niệm về thời gian, để trẻ học cách quản lý thời gian của mình với việc làm bài. Ví dụ như cha mẹ ước lượng thời gian cho trẻ làm một bài tập nhất định, sau khi làm xong có thể tự do phân bổ thời gian còn lại, sao cho đến giờ quy định là hoàn thành xong.
② Giữ cho mặt bàn nơi trẻ viết bài sạch sẽ, không có đồ chơi, thiết bị điện tử cản trở sự chú ý của trẻ.
③ Cho trẻ lên lịch sinh hoạt phù hợp, chẳng hạn như phân chia chặt chẽ thời gian nào để làm việc gì, thời gian nào để nghỉ ngơi. Cùng con giám sát việc tuân thủ lịch trình đó.
Bài tập về nhà quan trọng nhưng sự trưởng thành của con cái còn quan trọng hơn. Đừng vì thức khuya mà làm hại cơ thể trẻ, nếu không cái giá mà con bạn phải trả sẽ vô cùng lớn.