Học sinh kiệt sức vì bài tập về nhà

19/09/2023, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá là giảm tải cho học sinh nhưng thực tế các em phải… "vắt chân lên cổ mà chạy", phờ phạc vì lịch học dày đặc, thức khuya làm bài tập về nhà

Một dự án mini môn lịch sử được thực hiện trong vòng 15 phút tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3, TP HCM) Ảnh: Tuấn Quỳnh

Cái gì cũng yêu cầu làm dự án!

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá là giảm tải cho HS, dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất nhưng có một thực tế là hầu hết HS phải…. vắt chân lên cổ mà chạy.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng Tổ Lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), khẳng định nếu mang chương trình cũ ra so sánh sẽ thấy chương trình mới đã giảm tải nhiều, đầu tiên là giảm số môn học. Tuy nhiên, nhiều GV bị áp lực đổi mới phương pháp nên cái gì cũng yêu cầu làm dự án.

Từ thực tế là người thường xuyên tổ chức các dự án để HS thực hành, trải nghiệm, theo thầy Du, đối với các dự án, chuyên đề có thể tích hợp nhiều môn, một đề tài, một sản phẩm lấy điểm nhiều môn, như vậy sẽ không gây áp lực cho HS.

Nguyên tắc khi giao HS thực hiện dự án là bảo đảm tính vừa sức, thời gian yêu cầu hoàn thành 1-2 tuần cho HS chuẩn bị. Hình thức bài tập mới mẻ, vận dụng nhiều phương pháp, không bắt HS học thuộc lòng.

Theo ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, đối với các trường thực hiện dạy 2 buổi/ngày từ bậc THCS, theo quy định, hạn chế giao bài tập về nhà cho HS. Còn ở bậc tiểu học, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là chương trình 2 buổi/ngày, quy định không giao bài tập về nhà cho HS, mọi kiến thức, bài tập được giải quyết trên lớp.

Riêng đối với việc yêu cầu làm dự án ở các trường, theo ông Minh, GV phải giao nhiệm vụ cụ thể. Ông Minh lưu ý: "Trong kế hoạch của nhà trường, GV phải có kế hoạch cụ thể theo kế hoạch chuyên môn của tổ chuyên môn.

Cái nào dự án, cái nào chuyên đề phải phù hợp với đối tượng HS. Làm cái gì, làm như thế nào, HS có nhiệm vụ gì, yêu cầu sản phẩm thế nào phải thông báo rõ".

Ông Minh cũng nhìn nhận áp lực của HS là rất lớn do phải đi học thêm. Nhiều phụ huynh hiện còn tâm lý phải cho con đi học thêm, học đến 17 giờ ở trường xong còn cho con đi học thêm nhiều môn khác, đến khuya chưa về đến nhà nên không còn thời gian chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. 

Giáo viên cũng than quá tải
Không những HS quá tải, nhiều GV cũng đang kêu trời vì khối lượng công việc quá nhiều, phải kiêm thêm nhiệm vụ. "GV ngữ văn phải kiêm thêm nhiệm vụ dạy tiết giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, chuyên đề sinh hoạt dưới cờ. Hơn nữa, kể từ khi có quy định ít nhất 35% khối lượng bài giảng của GV giao qua hệ thống học tập trực tuyến LMS để HS tự học thì GV càng thêm quá tải.
"Không phải chỉ một môn, trong tình hình thiếu GV, mỗi thầy cô phải làm thêm phần việc của môn học khác, thứ bảy, chủ nhật cũng phải làm, khối lượng công việc là 135% chứ không phải 100% nữa" - GV một trường tại quận 1 cho biết.
Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/hoc-sinh-kiet-suc-vi-bai-tap-ve-nha-c216a1502716.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/hoc-sinh-kiet-suc-vi-bai-tap-ve-nha-c216a1502716.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh kiệt sức vì bài tập về nhà