Trong giai đoạn cuối của dự án, VVOB Việt Nam cùng các đối tác liên quan lan tỏa HTQC trên phạm vi toàn quốc. Chia sẻ thêm về kế hoạch năm nay, bà Karolina Rutkowska - Giám đốc Chương trình quốc gia của Tổ chức VVOB tại Việt Nam - cho biết VVOB cam kết đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo giúp học sinh Việt Nam phát triển toàn diện kiến thức, phẩm chất, năng lực để theo kịp tốc độ toàn cầu hóa, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục của chương trình GDPT 2018.
“Với chuỗi hoạt động như phát triển khóa học trực tuyến về HTQC cho giáo viên toàn quốc, tổ chức ngày hội HTQC và lồng ghép nội dung này vào các buổi họp phụ huynh, chúng tôi tin tưởng hướng tiếp cận giáo dục HTQC sẽ được nhân rộng, phủ sóng trên cả nước”, bà Karolina Rutkowska khẳng định.
Không chỉ giúp công việc của giáo viên và chuyên gia giáo dục trở nên thuận lợi, dự án iPLAY truyền cảm hứng và tạo điều kiện để học sinh có trải nghiệm học tập thú vị hơn.
Cụ thể, HTQC hướng đến khơi gợi đam mê học tập bằng cách kiến tạo môi trường giáo dục cởi mở và linh hoạt. Đặc biệt, với học sinh nhỏ tuổi, việc chơi và học liên kết chặt chẽ giúp các em kết nối môi trường xung quanh tốt hơn.
Khi được tạo điều kiện thuận lợi, học sinh chủ động tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề, phát triển kỹ năng tự học và đưa ra ý tưởng sáng tạo nhằm áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, các hoạt động này giúp các em cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến, giao tiếp với mọi người.
Trong năm nay, VVOB kỳ vọng HTQC tiếp cận hơn 681.000 học sinh qua dự án iPLAY. |
Quá trình nghiên cứu và phát triển HTQC tại Việt Nam chứng minh hiệu quả rõ rệt, khi không chỉ học sinh mà cả cha mẹ học sinh nhận thức rõ lợi ích của hướng tiếp cận giáo dục này. Trải nghiệm hoạt động ngày hội HTQC trong khuôn khổ dự án iPLAY do VVOB tổ chức, anh Nguyễn Trường Sơn (Hà Giang) không giấu được sự hài lòng.
“Tôi nhận thấy HTQC giúp các con phát triển toàn diện trí tuệ, thể chất và sự tự tin trong quá trình học tập. Qua ngày hội, tôi hiểu thêm về việc học của con trên lớp, đồng thời tìm được cách gắn kết các thành viên trong gia đình”, anh chia sẻ.
Phụ huynh học sinh tham gia ngày hội HTQC tại Hà Giang. |
Điều này phần nào cho thấy dự án iPLAY đang tạo ra tác động tích cực, đồng thời củng cố vai trò của HTQC trong quá trình học tập của học sinh.
Với nhiều tín hiệu tích cực, HTQC không chỉ là trào lưu nhất thời, mà còn trở thành hướng tiếp cận giáo dục bền vững cần được duy trì, giúp học sinh phát triển toàn diện. Quan trọng hơn, hướng tiếp cận này nâng cao khả năng thích ứng của học sinh trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội thế kỷ 21.