Có nhiều hình thức PPPtrong giáo dục, như các chương trình liên kết để cùng đào tạo, hợp tác đầu tư về cơ sở vật chất, hạ tầngvà thiết bị dạy học hiện đại;hợp tác với đơn vị giáo dục tư nhân để dạy tại các trường công các môn học (ngoại ngữ, công nghệ, STEM, hoạt động ngoại khoá chuyên sâu) mà trường công không có đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để giảng dạy; thuê đơn vị giáo dục quản lý hoàn toàn một trường công như mô hình trường bán công; thuê ngoài một phần dịch vụ giảng dạy những môn học cần giáo viên có năng lực đặc biệt (luyện thi các môn chuyên sâu cho kỳ thi quốc tế, các kỳ thi chuẩn hoá (SAT, AP...)....
Riêng chương trình, các môn tự chọn trong trường công, thì chương trình iSMART (chương trình học tiếng Anh qua toán và khoa học) đã góp phần góp phần cùng hệ thống công lập giải quyết bài toán khó về thiếu nguồn lực giáo viên tiếng Anh, lớp học quá tải.
Với gần 1.500 giáo viên tiếng Anh và đội ngũ hỗ trợ đang làm việc tại hơn 500 trường trên toàn quốc, giảng dạy cho 120.000 học sinh đã phần nào tháo gỡ gánh nặng thiếu nguồn lực giáo viên trong hệ thống.
Trên thực tế, không chỉ là tiếng Anhqua các môn học, một số nhu cầu khác của học sinh, như học luyện thi IELTS, SAT, AP, TO… thì các cơ sở công lập đang phải đảm nhiệm công việc chính là dạy các môn theo chương trình chung của quốc gia, sẽ khó có nguồn lực, nhân lực để đáp ứng.
Thông thường học sinh và phụ huynh sẽ phải tự tìm các dịch vụ bên ngoài. Do đó, nếu biết cách phối hợp với các bên thì chắc chắn sẽ tạo ra các sản phẩm đápứng nhu cầu củacả 3 bên (học sinh-đối tác-nhà trường).
Theo Sở GD&ĐT TPHCM, hiện nay trung bình mỗi năm ngân sách TPHCM chi ra khoảng 2.700 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất cho hệ thống các trường học.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 65.000 người học thì nhu cầu xây thêm các cơ sở đào tạo là vô cùng lớn. Vì thế hợp tác PPP, xã hội hóa đầu tư giáo dục là con đường duy nhất để giải quyết những vấn đề cấp bách của ngành giáo dục TPHCM hiện tại.
Không chỉ ở TPHCM, mà trên cả nước ta, sự kết hợp công-tư trong tài trợ nguồn lực là một đòi hỏi và thực tế khách quan, làm cho hệ thống giáo dục năng động hơn, hiệu quả hơn.
Vấn đề là phải kết hợp được một cách hợp lý, có hiệu quả các mặt tích cực giữa tài trợ và vận hành của PPP trong mỗi loại hình,cấp bậc đào tạo cũng như đa dạng hóa các hình thức này và tạo ra một "sân chơi" bình đẳng để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư và hợp tác từ khối tư nhân.
Trong nội dung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 có nội dung triển khai dạy toán và các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh.
Điều này thể hiện tầm nhìn xa và dài hạn của Đảng và Chính phủ trong việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực của đất nước phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa.
Tuy nhiên với nguồn lực của đất nước còn hạn chế nên rất cần có sự chung tay của nhiều nguồn lực xã hội, trong đó đầu tư từ khối tư nhân là nguồn lực quan trọng.
Trong Công văn số 2345/ BGDĐT-GDTH ngày 7/6/2021, hướng dẫn thực hiệnThông tư 32/2018/TT-BGDĐT và Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, hướng dẫn chi tiết việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, khẳng định:
"Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, thăm quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hoá địa phương... Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học…".
Đối với các lĩnh vực như các môn tiếng Anh, STEM, năng khiếu... hay còn được gọi là môn tự chọn, trong quá trình triển khai, chúng ta cũng cần kiểm định, phân tích để đưa ra sự lựa chọn các hình thức hợp tác, các phương pháp giáo dục hiện đại có lợi cho nền giáo dục nói chung và đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nói riêng một cách khách quan, từ đó tạo ra nên sự khích lệ những nhà đầu tư vào giáo dục và những người làm giáo dục.
Ví dụ như trong việc quyết định đưa ra lựa chọn các môn tự chọn của các trường trên toàn quốc hiện nay cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều bên.
Thứ nhất, của cơ quan quản lý giáo dục là cấp bộ cần có những nghiên cứu, đánh giá về các chương trình, môn học cũng như thẩm định năng lực của các nhà đầu tư trước khi cấp phép.
Quan trọng nhất là cần minh bạch và giám sát và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Vì lợi ích của học sinh và ngành giáo dục, công ty nào làm tốt phải được duy trì, tạo điều kiện. Đơn vị nào chất lượng không đảm bảo, có dấu hiệu trục lợi cần cương quyết loại bỏ.
Thứ hai, các trường học cần có khảo sát nhu cầu học tập thực tế của học sinh theo số đông và có bố trí, tạo điều kiện một cách khoa học, công bằng về tổ chức lớp, người học, môn học.
Học sinh và phụ huynh phải thực sự được trao quyền tự chủ lựa chọn, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng riêng biệt của từng gia đình. Ví dụ như như các môn học tăng cường tiếng Anh, STEM không được xếp thời khóa biểu vào giờ chính khóa hay là phân biệt môn chính, môn phụ...
Thứ ba, đối với phụ huynh, học sinh cần cân nhắc khả năng tài chính cùng như nguyện vọng và nhu cầu hiện tại và tương lai hướng nghiệp của mình khi lựa chọn các môn học tăng cường.
Viện Quản trị và Công nghệ FSB - Trường Đại học FPT