(GDTĐ) - Cây huyết dụ vốn nổi tiếng là một dược liệu quý có nhiều công dụng tuyệt vời như bổ huyết, mát máu, cầm máu, tiêu ứ
Chữa chảy máu cam, ho ra máu: Sử dụng 30g dược liệu huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao cháy, 20g cọ nhọ nồi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước lọc và dùng nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày
Chữa băng huyết, rong kinh: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 10g đài hoa mướp, 8g rễ cỏ gừng, 10g rễ cỏ tranh. Hỗn hợp dược liệu được thái nhỏ, sắc với 300ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì dừng. Nước thuốc thu được đem chia làm 2 lần uống mỗi ngày;
Bài thuốc chữa kiết lỵ: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi, 12g cỏ nhọ nồi, 20g rau má tươi. Hỗn hợp dược liệu đem rửa sạch, để ráo nước, giã nát và thêm một lượng vừa đủ nước vào. Lọc bỏ cặn, dùng nước thuốc uống 2 lần mỗi ngày;
Chữa xuất huyết: Sử dụng 20g huyết dụ tươi, 20g trắc bách diệp đã được sao đen và 20g cọ nhọ nồi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước thành 1 thang thuốc phù hợp, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày;
Chữa bệnh trĩ: Sử dụng 20g lá huyết dụ tươi đã được rửa sạch và để ráo nước. Đem sắc dược liệu với 200ml nước, cô đặc đến thể tích còn khoảng 100ml. Nước thuốc dùng uống trong ngày;
Trị lao phổi, đái ra máu, mất kinh và thổ huyết: Sử dụng khoảng 60 – 100g lá huyết dụ tươi (hoặc 30 – 60g lá huyết dụ khô) đun sôi và lấy nước uống mỗi ngày. Hoặc có thể sử dụng bài thuốc gồm 10g rễ cỏ tranh, 20g lá huyết dụ, 10g đài tồn tại của quả mướp và 8g rễ cỏ gừng. Hỗn hợp dược liệu đem thái nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn khoảng 100ml thì dừng. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư: Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g lá thuốc bỏng và 20g bạch đồng nữ đem sắc với nước, dùng uống mỗi ngày một thang;
Bài thuốc chữa ho ra máu: Sử dụng 10g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cây rẻ mạt, 4g trắc bách diệp sao đen, 4g lá thài lái tía. Hỗn hợp dược liệu được phơi khô trong bóng râm và sắc nước uống mỗi ngày, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày;
Bài thuốc chữa đi tiểu ra máu: Dùng 20g lá huyết dụ tươi, 10g mỗi loại dược liệu gồm lá lấu, rễ cây ráng, lá cây muỗi. Hỗn hợp dược liệu được rửa sạch và giã nát, thêm một ít nước sau đó lọc bỏ bã, lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý khi dùng huyết dụ
Bên cạnh những tác dụng của huyết dụ trong điều trị, dược liệu này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng huyết dụ như sau:
Không sử dụng lá huyết dụ tươi ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ vừa bị sảy thai, nạo phá thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau thai;
Thận trọng khi dùng dược liệu ở trẻ em và người cao tuổi;
Tác dụng điều trị của dược liệu hoặc các bài thuốc chứa thành phần huyết dụ có thể đến chậm hơn so với các loại thuốc Tây y. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng dược liệu trong một khoảng thời gian nhất định;
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh mà các bài thuốc từ dược liệu huyết dụ sẽ đem lại hiệu quả và công dụng khác nhau. Trong trường hợp người bệnh dị ứng với các thành phần của dược liệu có thể xảy ra các phản ứng kích ứng, quá mẫn... người bệnh cần ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời;
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng dược liệu;
Không tự ý ngưng sử dụng thuốc Tây trong quá trình điều trị bằng thuốc Nam khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, cây huyết dụ là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Trong Y Học Cổ Truyền, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, phong thấp, đau nhức xương khớp... Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.