Khai thác thiết bị dạy học thông minh giúp trò yêu thích môn Lịch sử

Nguyễn Dịu | 28/05/2022, 11:13
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giúp trò có những giờ học môn Lịch sử sinh động, hứng thú, cô giáo Trịnh Thị Thu (SN 1984) - Giáo viên Trường THCS Nguyễn Trãi, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những phương pháp hiệu quả.

Quá trình dạy học, trước những đòi hỏi của môn học và thực tế của việc học lịch sử trong trường THCS, cô Thuluôn trăn trở làm thế nào để việc dạy học môn lịch sử, nhất là môn lịch sử 9 có hiệu quả hơn.

Để giúp học sinh ôn tập môn Lịch sử lớp 9 hiệu quả, có kiến thức vững chắc hơn bước tiếp vào THPT, cô Thu đã linh hoạt nhiều phương pháp.

Cô giáo Thu luôn tạo cảm hứng cho học trò với môn Lịch sử bằng cách ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Cô giáo chia sẻ: Khi ôn các phần trong chương trình Lịch sử 9 ( Lịch sử Thế giới và lịch sử Việt Nam hiện đại, lịch sử địa phương ) có sự khác nhau về yêu cầu nhận thức và truyền thụ nên giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp như: tường thuật, kể chuyện hoặc phương pháp hỏi đáp...để bài giảng sinh động, học sinh dễ tiếp thu và phát huy được tính tích cực chủ động của trò.

“Muốn dạy và học tốt môn Lịch sử thì trước hết giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt về nội dung bài học, tâm thế phải thoải mái. Thầy cô cần lựa chọn phương tiện, đồ dùng, phương pháp phù hợp với từng loại bài, từng điều kiện và từng đối tượng học sinh”, cô Thu cho hay.

Trong dạy học bài ôn tập – sơ kết – tổng kết, có nhiều phương pháp để giáo viên có thể phối hợp để mang lại kết quả cao. Nhưng quan trọng, giáo viên cần xác định rõ những trọng tâm của các giai đoạn lịch sử, nắm được phần nào học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để ôn tập.

Theo cô Thu, có nhiều phương pháp ôn tập chung môn học này, trong đó có ôn tập theo sự kiện lịch sử. Phương pháp là bước khởi đầu cung cấp cho học sinh nguồn sử liệu cơ bản., giúp học sinh bổ sung các sự kiện lịch sử theo một hệ thống sử thế giới và sử Việt Nam.

Những tiết học môn Lịch sử sinh động

Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hóa từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập, cô giáo tổng hợp theo từng giai đoạn, trong mỗi giai đoạn cần nên những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận xét.

Chẳng hạn như Lịch sử Việt Nam có thể tổng hợp một số giai đoạn sau: Phong trào công nhân 1919 - 1930: Chia làm 2 giai đoạn nhỏ, khi ôn tập giáo viên cần cho học sinh so sánh đánh giá về quy mô, diễn biến, hình thức, tính chất của hai giai đoạn từ đó rút ra sự phát triển vượt bậc của phong trào công nhân Việt Nam; Phong trào giải phóng dân tộc 1930 - 1945 cần chú ý đến đường lối, lực lượng, diễn biến của từng giai đoạn cụ thể.

Bên cạnh đó còn nhiều phương pháp ôn tập giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức môn Lịch sử được cô giáo Thu chia sẻ như: ôn tập theo trình tự logic bài; ôn tập bằng hệ thống lược đồ, đồ thị; ôn tập bằng lược đồ, đồ thị có thể sử dụng ôn tập kết hợp lồng ghép sử địa phương, ôn tập theo phương pháp kể chuyện, tường thuật…Giáo viên cần sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái trong học tập của học sinh, cô Thu cho biết.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/khai-thac-thiet-bi-day-hoc-thong-minh-giup-tro-yeu-thich-mon-lich-su-EqUoag9nR.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/khai-thac-thiet-bi-day-hoc-thong-minh-giup-tro-yeu-thich-mon-lich-su-EqUoag9nR.html
Bài liên quan
Giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá
Ngày 23/11, tại Trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Quang Diêu (thành phố Cao Lãnh), UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm phối hợp tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, vận động viên và giáo viên, huấn luyện viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khai thác thiết bị dạy học thông minh giúp trò yêu thích môn Lịch sử