(Ảnh minh hoạ)
"Những kỳ vọng của cha mẹ có thể có hại hơn những lời chỉ trích. Khi trẻ không thể đáp ứng được kỳ vọng, trẻ dễ mắc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo âu, tự làm hại bản thân và rối loạn ăn uống", Giáo sư Curran cho biết thêm.
Một nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania (nước Mỹ) cho biết, mặc dù những kỳ vọng cao có thể thúc đẩy sự tự tin và nỗ lực, nhưng nếu không đáp ứng được kỳ vọng, trẻ bắt đầu lo lắng về những gì người khác nghĩ hoặc lo lắng về thất bại. Để thoát khỏi áp lực tâm lý, nhiều trẻ sẽ chọn cách từ bỏ hoặc thay đổi hướng đi.
Tiến sĩ Jane Adams - Nhà tâm lý học xã hội người Mỹ với nhiều năm tư vấn giáo dục gia đình, đã chỉ ra, cha mẹ cần biết sự khác biệt giữa ước mơ, hy vọng và mục tiêu , sau đó xác định những điều nào có thể biến kỳ vọng dành cho con.
- Ước mơ là mong muốn hoặc tầm nhìn lý tưởng hóa, có thể là sự tưởng tượng về những thành tựu hoặc thành công trong tương lai của trẻ.
- Hy vọng là cảm giác tích cực về một khả năng nào đó, nghĩ rằng điều gì đó có thể xảy ra.
- Mục tiêu có thể định lượng và đạt được, đòi hỏi phải có kế hoạch và nỗ lực rõ ràng để đạt được.
Xét về mức độ, mục tiêu nằm trong tầm tay nhưng ước mơ là thứ khó đạt được nhất. Kỳ vọng có nghĩa là đưa ra yêu cầu đối với người khác, nếu không được đáp ứng thì dễ xảy ra xung đột hoặc thất vọng.
Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc 3 điều sau khi dành kỳ vọng cho con:
1. Kỳ vọng phải dựa vào khả năng của trẻ chứ không chỉ dựa trên ước mơ, hy vọng và mục tiêu của cha mẹ
Là những người từng trải, các bậc cha mẹ có thể đã đi chệch hướng trong quá trình trưởng thành và không muốn con mình lặp lại sai lầm tương tự. Một số bậc cha mẹ tin rằng trẻ ngày nay có điều kiện sống tốt hơn nên không muốn con lãng phí cơ hội. Hoặc có những bậc cha mẹ bị tổn thương trong quá khứ và muốn sửa đổi thông qua con cái.
Tuy nhiên, khi đặt ra kỳ vọng, cha mẹ cần tôn trọng con, hiểu được nhu cầu của con và tránh áp đặt mong muốn hay sở thích chưa được thực hiện lên con.
2. Kỳ vọng phải hợp lý và có thể đạt được, tránh gây áp lực quá mức
Nhà tâm lý học lâm sàng Eileen Kennedy-Moore từng đưa ra một hướng dẫn hữu ích trên blog cá nhân: Những kỳ vọng hợp lý đối với trẻ nên dựa trên những gì trẻ có thể đạt được hoặc vượt quá mức hàng ngày một chút.
Một số trẻ có thể xuất sắc ở một lĩnh vực nhất định và tiến bộ nhanh chóng. Trong khi những trẻ khác có thể cần nhiều thời gian và sự hỗ trợ hơn để đạt được trình độ tương tự.
Elieen Kennedy-Moore đưa ra ví dụ về một gia đình mà bà biết, con cái của họ năm trước học kém nhưng năm nay đã đạt điểm B. Nhưng cha cậu bé đó đã đặt kỳ vọng quá cao: "Con nên đạt điểm A!".
"Sự tiến bộ của trẻ thật đáng kinh ngạc, nhưng những kỳ vọng không thực tế của người cha đã tước đi niềm vui của sự tiến bộ". Eileen Kennedy-Moore nói thêm: "Nếu cha mẹ buông bỏ nỗi ám ảnh vô lý của mình và đồng cảm với con thì nhất định con họ sẽ đạt được mục tiêu".
3. Khi truyền đạt những kỳ vọng với con, cha mẹ nên chú ý cách diễn đạt
Tiến sĩ Carl Pickhardt là nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Trong cuốn sách mới về nuôi dạy con cái, ông đề cập những cách cha mẹ thể hiện kỳ vọng khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến suy nghĩ của trẻ.
Ông chỉ ra, câu nói phổ biến được các bậc cha mẹ sử dụng là: "Cha mẹ sẽ không gây áp lực gì cho con, miễn là con không làm cha mẹ thất vọng".
Sau khi nghe điều này, trẻ sẽ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: "Làm sao mình có thể phấn đấu đạt được kết quả xuất sắc, đồng thời không cảm thấy chán nản, trách móc bản thân khi kết quả không tốt?".
Tiến sĩ Pickhardt nói rằng thay vì "Đừng làm cha mẹ thất vọng", cách diễn đạt tốt hơn là: "Hãy cố gắng hết sức và không để tiếc nuối!", "Hãy rút ra bài học từ sai lầm trước đây, "Hãy làm việc chăm chỉ với quyết tâm mới",...
Tiến sĩ Pickhardt cho biết thêm: "Cha mẹ nên giúp con hiểu, điều quan trọng nhất không phải là kỳ vọng vào thành tích mà là kỳ vọng được chấp nhận. Khi trẻ có niềm tin vào sự chấp nhận, ngay cả khi không đáp ứng được kỳ vọng, trẻ vẫn duy trì sự tự chủ và tự tin, suy nghĩ về cách làm tốt hơn và tích cực đối mặt với những thách thức".
Theo Toutiao