Khát vọng học chữ trên Cao nguyên đá

Bài và ảnh: Đức Thọ (TTXVN) 18/11/2024 11:10

Khi mặt trời khuất sau núi đá, tiếng tập đọc chưa rõ chữ lại vang lên ở vùng núi đá Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).

Chú thích ảnh
Hằng đêm, thầy Vàng Mí Cáy vẫn miệt mài “gieo cái chữ” ở lớp học xóa mù tại xã Sà Phìn.

Lớp học xóa mù chữ lặng lẽ diễn ra trong đêm vắng. Các học viên tuổi đời từ 15 đến 50, với những bàn tay thô ráp vốn quen với việc canh tác trồng lúa, trồng ngô thì nay đang cố gắng nắn nót từng con chữ, con số. Với mong muốn biết đọc, biết viết, tính toán thành thạo, từ đó dễ dàng tiếp cận các kiến thức, tăng thêm hiểu biết, vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế gia đình, các học viên đi học không chỉ cho bản thân mà còn cho gia đình họ.

Màn đêm buông xuống sau những núi đá, chúng tôi vượt những con dốc, những mỏm đá đến với lớp học xóa mù chữ trên vùng núi Sà Phìn (huyện Đồng Văn, Hà Giang). Bỏ lại những khoảng thời gian lao động, nhiều người dân nơi đây gọi nhau cùng đến lớp trở thành học sinh.

Gặp chị Vàng Thị Chở (25 tuổi, xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đang trên đường đến lớp, chị Chở kể: Chúng tôi ngày ngày lên nương, đi làm ngô nhưng vẫn luôn sắp xếp thời gian để đến lớp học; đến tối sau khi làm xong việc nhà là lại cắp sách đến lớp. Nhà xa lớp học, lại đi bộ nên tôi phải đi sớm, chuẩn bị đèn pin để dò đường khi đi cũng như lúc về.

Các thầy cô giáo và chính quyền địa phương đã sử dụng nhà văn hóa thôn để đặt những bộ bàn ghế, trang trí thành một lớp học đúng nghĩa; đồng thời tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia học tập.

Chú thích ảnh
Hằng đêm, thầy Vàng Mí Cáy vẫn miệt mài “gieo cái chữ” ở lớp học xóa mù tại xã Sà Phìn.

Thầy Vàng Mí Cáy (Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) kể lại: Khi chuẩn bị mở lớp, chúng tôi về tận thôn, bản cùng với trưởng thôn đến tận từng nhà gọi người dân tham gia lớp học. Người dân lâu nay vốn không nghĩ đến việc đọc, viết chữ, nay đi học thì quá khó khăn với họ. Chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian mới vận động được họ tham gia lớp học.

Khó khăn không chỉ dừng lại ở việc đi vận động mà việc duy trì lớp và số lượng người tham gia lớp ổn định lại càng khó. Nhiều người dân tham gia học tập không theo quy định, thích đi thì đi, không thích thì nghỉ. Do đó, chúng tôi phải nhờ chính quyền địa phương, Trưởng thôn lập quy định rõ ràng để người dân không nghỉ học, bỏ học, thầy Vàng Mí Cáy chia sẻ.

Lớp xóa mù chữ xã Sà Phìn có 21 học viên. Thời gian học được sắp xếp vào các buổi tối trong tuần, từ 19 giờ đến 21 giờ 30 phút. Ngoài kinh nghiệm dạy xóa mù chữ cho học sinh vùng cao, giáo viên cũng phải biết tiếng dân tộc của các học viên theo học để có thể trao đổi và hướng dẫn học viên ổn định lớp học.Sau 7 tháng mở lớp, học viên hầu như đã biết đọc, biết viết, tính toán cơ bản, thấy được hiệu quả của việc học.

Anh Sùng Chứ Chơ (xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) cho biết: “Trước kia mình không biết chữ, nên đi từ đây về thành phố Hà Giang còn không biết đường về nhà. Sau khi tham gia lớp học được 7 tháng, tôi đã biết viết tên, hiểu được người ta viết gì. Sau này đi làm, tôi cũng không lo lắng nữa vì đã biết chữ, biết đếm tiền và biết được cần đi đâu, về đâu”.

Chú thích ảnh
Đêm nào, các học viên đều chăm chú đến lớp học chữ ở lớp học xóa mù tại xã Sà Phìn.

Giữa màn đêm của núi đá, với khát vọng học được cái chữ, những học viên nơi đây chăm chú nghe tiếng giảng bài của giáo viên, tận tụy nắn nót viết những câu chữ. Họ đặt niềm tin, hy vọng của mình và gia đình vào những buổi học.

Được biết,việc mở lớp học xóa mù chữ ở Sà Phìn đã được thực hiện nhiều năm nay. Cứ mỗi lớp, nhà trường và chính quyền địa phương lại chọn một điểm trường gần với người dân nhất để thuận tiện cho các học viên đến lớp.

Thầy Vàng Mí Khành, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Sà Phìn cho biết: Sau lớp này, chúng tôi tiếp tục đi vận động người dân, mở thêm một lớp trong năm 2025. Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ duy trì được nhiều lớp học và thực hiện hiệu quả hơn nữa việc dạy học xóa mù chữ cho bà con dân bản nơi đây.

Cùng với sự tâm huyết, nỗ lực, niềm tin mang cái chữ của các thầy cô giáo đến người dân vùng cao và sự chăm chỉ, cần mẫn của các học viên, những lớp học xóa mù chữ sẽ là niềm hy vọng để người dân vùng cao tiếp cận nhiều kiến thức, biết thêm nhiều thông tin nhằm áp dụng vào thực tế. Qua đó xây dựng đời sống và phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo…

Theo baotintuc.vn
https://baotintuc.vn/giao-duc/khat-vong-hoc-chu-tren-cao-nguyen-da-20241118110549926.htm
Copy Link
https://baotintuc.vn/giao-duc/khat-vong-hoc-chu-tren-cao-nguyen-da-20241118110549926.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
  • Công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024
    36 phút trước Giáo dục
    Quỹ VinFuture vừa chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường…
  • Miệt mài 'gieo chữ' ở vùng cao Phú Mỡ
    36 phút trước Giáo dục
    Vùng núi cao thuộc thôn Phú Hải (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang ngày càng phát triển, đổi thay. Thế nhưng, bao năm qua có một điều không hề thay đổi ở ngôi trường của thôn, đó là sự miệt mài gieo con chữ và tình yêu thương của các thầy cô giáo dành cho học sinh dân tộc miền núi nơi đây. Có người đã dành cả tuổi thanh xuân của mình âm thầm cống hiến cho những mầm non của núi rừng.
  • Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nhà giáo cần được tăng quyền chủ động, sáng tạo và được bảo vệ
    một giờ trước Giáo dục
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về những điểm nổi bật của dự thảo Luật Nhà giáo.
  • Tấm gương hết lòng vì học sinh thân yêu
    một giờ trước Giáo dục
    Trong 40 Nhà giáo tiêu biểu toàn quốc khối Tiểu học năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng, Cần Thơ vinh dự góp tên nhà giáo Đỗ Thị Ngọc Quý.
  • Khát vọng học chữ trên Cao nguyên đá
    1 giờ trước Giáo dục
    Khi mặt trời khuất sau núi đá, tiếng tập đọc chưa rõ chữ lại vang lên ở vùng núi đá Sà Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khát vọng học chữ trên Cao nguyên đá