“Khô hạn” ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến chuyện "chăn gối", nó còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm

23/08/2023, 19:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô bé “khô hạn” bất thường rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới.

Phụ nữ tuổi càng cao, nồng độ estrogen trong cơ thể càng suy giảm dẫn đến việc cô bé trở nên “khô hạn”, bị đau khi giao hợp, làm giảm chất lượng đời sống vợ chồng. Đặc biệt, việc có kinh nguyệt hằng tháng nếu không được vệ sinh tốt thì dễ khiến vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào âm đạo dẫn đến viêm nhiễm. Nhất là vào mùa hè nóng nực, chị em ngồi lâu trong văn phòng khiến cô bé luôn trong tình trạng nóng ẩm, là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi.

“Khô hạn” ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến chuyện

Tuy nhiên, nếu chị em đang trong thời kì xuân sắc, gặp sự “khô hạn” bất thường này cần hết sức lưu ý bởi rất có thể nó là dấu hiệu của những bệnh dưới đây:

1. Bệnh phụ khoa

Nếu vùng kín của phụ nữ bỗng nhiên “khô hạn” kèm thay ngứa ngáy khó chịu thì rất có thể, cô bé đã mắc một số bệnh phụ khoa, viêm âm đạo. Nguyên nhân là do việc tăng tiết dịch khi âm đạo bị viêm nhiễm khiến môi trường âm đạo mất cân bằng axit- bazơ, gây khô âm đạo.

2. Suy buồng trứng sớm

Đối với phụ nữ, buồng trứng là một trong những cơ quan vô cùng quan trọng, bởi nó không chỉ có chức năng sản xuất ra trứng mà còn tiết ra các hormone sinh dục cần thiết cho phụ nữ.

“Khô hạn” ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến chuyện

Tuy nhiên, nếu chức năng của buồng trứng suy giảm, sẽ dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, buồng trứng không thể tiết đủ estrogen nên vùng kín của phụ nữ sẽ bị khô và se lại.

Để ngăn ngừa khô âm đạo, hãy chú ý đến những thói quen này:

1. Phương pháp lau khi đi vệ sinh

Do cấu tạo vùng sinh lý của phụ nữ tương đối đặc biệt, bao gồm niệu đạo, âm đạo, hậu môn, và nhiều chị em khi đi đại tiện có thói quen lau từ sau ra trước. Nếu duy trì thói quen này thì chất bẩn từ hậu môn có thể sẽ chuyển sang âm đạo, gây viêm nhiễm, khó chịu.

“Khô hạn” ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến chuyện

2. Ít vận động

Khi ngồi lâu, tốc độ lưu thông máu sẽ giảm, chức năng của các cơ quan cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là cơ sàn chậu, lâu ngày sẽ trở nên lỏng lẻo, từ đó cũng khiến vấn đề khô âm đạo trở nên trầm trọng hơn.

3. Vệ sinh cô bé

Việc vệ sinh cô bé đúng cách rất quan trọng đối với sức khỏe. Dù đến kỳ kinh hay không thì việc vệ sinh cô bé bằng nước ấm là rất cần thiết. Tuy nhiên, chị em cũng nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa vùng kín bởi sử dụng quá nhiều gây mất cân bằng axit-bazơ và làm trầm hơn vấn đề khô âm đạo.  Đồng thời, việc giặt đồ lót thường xuyên, phơi đồ lót dưới ánh nắng mặt trời giúp tiêu diệt phần lớn vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe vùng kín.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Khô hạn” ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng đến chuyện "chăn gối", nó còn là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm