Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng cho biết, tới đây, tỉnh sẽ có thêm những chính sách, chiến lược thu hút, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương hơn nữa.
Chia sẻ thực tiễn tại Hà Nam, ông Nguyễn Đức Vượng,Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết, thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã nâng cao nhận thức, năng lực của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó khích lệ sự tham gia của các tổ chức, cá nhân và các DN vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tỉnh hỗ trợ 60 mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phụ nữ và 21 mô hình đoàn thanh niên và 35 mô hình của các HTX, các DN với tổng kinh phí huy động tham gia khoảng 100 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Hà Nam vẫn có một số khó khăn tồn tại, như nguồn vốn cho chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với tỉnh vẫn còn hạn hẹp. Đặc biệt, hiện chưa có cơ chế đủ hấp dẫn để hướng hoạt động khởi nghiệp sang những lĩnh vực có hàm lượng KHCN cao. Các dự án, mô hình khởi nghiệp quy mô còn nhỏ, hàm lượng KHCN thấp (kể cả với sản phẩm OCOP). Tính liên kết, bền vững không cao. Với DN khởi nghiệp tính rủi ro cao, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thị trường, khó cạnh tranh… Đây vẫn còn là điểm nghẽn trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Hà Nam cho đến nay.
Còn ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc Sở KH&CN TP. Hải Phòngđề nghị cấp trên có sự định hướng mục tiêu khởi nghiệp đối mới sáng tạo cụ thể cho các địa phương, "bởi không thể dàn hàng ngang để đi"; đồng thời cho biết, công cuộc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thực tế không phải không có nguồn lực mà đang bị "kìm" bởi một số cơ chế chính sách. Bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi hậu đại dịch và các xu hướng mới đòi hỏi cần sớm rà soát chính sách để giúp doanh nghiệp có thêm sự hỗ trợ trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Điểm khó nhất là tư duy lãnh đạo
Từ góc độ chuyên gia, ông Lý Đình Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc giacho hay, hầu hết khi thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đối mới sáng tạo của các địa phương, điểm khó nhất là tư duy lãnh đạo.
Theo ông Lý Đình Quân, nhiều lãnh đạo các địa phương cho rằng, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chỉ hỗ trợ cho khởi nghiệp. Tuy nhiên, đổi mới sáng tạo là một cách để tái cấu trúc và nâng cao hiệu suất, phát triển nền kinh tế địa phương.
Khi tầm nhìn lãnh đạo xem đổi mới sáng tạo là đòn bẩy, nền tảng để phát triển KHCN cũng như đòn bẩy để giải quyết tất cả các vấn đề của tư duy truyền thống, lúc đó khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ trở nên mạnh mẽ và có lực đẩy đi rất nhanh.
Một khó khăn khác là các địa phương không biết làm cách nào để thực hiện đổi mới sáng tạo. Dựa trên các văn bản của Bộ KH&CN để lập kế hoạch, nhưng khi thực hiện lập kế hoạch hành động và đưa qua các sở thì không nhận được sự đồng thuận. Vì vậy, cần phải có sự tham gia của bộ ngành và các tổ chức cố vấn hỗ trợ cho địa phương.
Ông Lý Đình Quân cũng khuyến nghị các địa phương có thể chia thành 3 nhóm.Nhóm thứ nhấtlà giai đoạn đầu: Truyền cảm hứng, thông qua nhiều hội thảo, hội nghị để giải quyết bài toán nhận thức. Nhóm thứ hailà giải quyết bài toán phát triển các nguồn lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Trong đó, lựa chọn những con người tiên phong để dấn thân, hợp tác với doanh nghiệp và các bên liên quan để đưa tri thức vào quá trình điều hành quản lý của nhà nước. Đó là quá trình kiến tạo. Nhóm thứ balà yếu tố liên quan tới các mạng lưới (cố vấn), mạng lưới các nhà đầu tư thiên thần…
Cùng quan điểm, ông Trương Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia cho hay, có nhiều suy nghĩ rằng hoạt động đổi mới sáng tạo là hoạt động phong trào, tuy nhiên đó chỉ là giai đoạn đầu. Chúng ta cần có những hoạt động thiết thực truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức của cộng đồng và sau đó phải là tìm kiếm các "champion"- người đi đầu và dẫn dắt các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Ngoài ra, ông Trương Thanh Hùng cho rằng, hệ sinh thái chỉ mang tính hình thức nếu không có sự liên kết. Do đó tính liên kết rất quan trọng. Trong một tỉnh thành phải có sự liên kết giữa sở KH&CN với các trung tâm đổi mới sáng tạo, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…
Ông Trương Thanh Hùng cũng gợi ý, để xây dựng hệ sinh thái mở với các tỉnh, thành phố, cần chú ý tới ba yếu tố "mở thân, mở tâm và mở tuệ".
Trong đó, trước hết về "mở thân", ông Hùng cho biết trong những năm qua đã chứng kiến nhiều tỉnh, thành phố đi sau nhưng đã học hỏi, đón nhận và tăng tốc rất nhanh.
Về "mở tâm" là đón nhận điều mới. Các hoạt động khởi nghiệp trong vùng ĐBSH cũng vậy, cần chấp nhận những sai sót ban đầu, đó là hành trình phải đi qua trước khi gặt hái thành công. Về "mở tuệ", đó là là sự hiểu đúng về hệ sinh thái, về những người đi đầu.