Không biến 'động lực' thành 'áp lực' với giáo viên

Hiếu Nguyễn | 26/09/2022, 18:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam chia sẻ giải pháp tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

Khi giáo viên gặp khó khăn hay phạm phải sai sót, khuyết điểm trong công tác và sinh hoạt thì họ có nhu cầu được người lãnh đạo và đồng nghiệp trong trường chia sẻ, cảm thông. Nếu không được đáp ứng thì họ dễ sinh tâm lý tự ti, bỏ mặc và không thiết tha với công việc chung.

Các biện pháp tạo động lực cũng cần linh hoạt: Tạo động lực thông qua biện pháp kinh tế; phân công công việc phù hợp; cải thiện môi trường làm việc cho giáo viên…

Không biến 'động lực' thành 'áp lực' với giáo viên  ảnh 3

Cô trò Trường tiểu học Phenikaa.

Kỹ năng tự hóa giải áp lực

- Ngoài những hỗ trợ như trên, giáo viên có thể tự tạo động lực cho mình như thế nào?

Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học sẽ hạnh phúc, nhà trường sẽ hạnh phúc.

Thay vì làm những điều lớn lao, cao xa, mỗi giáo viên cần học cách làm những việc giản dị nhưng vô cùng hiệu quả như: Bình tĩnh lắng nghe; đặt mình vào vị trí của người khác khi xử lý công việc; chú ý đến cảm xúc của người khác khi làm việc; gọi tên cảm xúc; sẵn sàng nói lời xin lỗi; kết nối và mở lòng, cùng nhau đưa ra giải pháp.

Thầy cô cũng cần rèn luyện điều tiết cảm xúc và giảm stress. Ví dụ, biết gọi tên những nỗi sợ, lo âu, tìm hiểu nguyên nhân của những cảm xúc tiêu cực, hay tập những bài tập thể chất (thở, đi bộ, tĩnh tâm…).

Một trong những tác động cải thiện cảm xúc của giáo viên trong trường chính là sự thấu cảm.

Trong nhà trường, hiệu trưởng cần hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn từng giáo viên; đến lượt giáo viên cũng cần sự thấu cảm tương tự đối với học sinh, cha mẹ học sinh một cách chân thành nhất.

Có bốn thành tố thực hành rèn luyện, giao tiếp thấu cảm trong nhà trường gồm: Quan sát, cảm nhận, bày tỏ nhu cầu, yêu cầu/đề nghị.

Quan sát: Nhìn nhận tình huống và lắng nghe một cách đơn thuần mà không phán xét, diễn dịch, phân tích, so sánh.

Cảm nhận: Kết nối với những cảm giác, cảm xúc của chính mình trong hiện tại, và diễn đạt những cảm nhận ấy một cách chân thật, với chủ ý xây dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ; không phán xét, đổ lỗi hay so sánh.

Bày tỏ nhu cầu: Bày tỏ một cách chân thật nhu cầu hay điều mà mình đang cần hay đang mong mỏi ngay lúc ấy.

Yêu cầu/đề nghị: Đưa ra một yêu cầu hay đề nghị cụ thể và khả thi để giúp chăm sóc một nhu cầu nào đó mà mình đang có. Ngôn từ và cách biểu đạt yêu cầu hay đề nghị có thể thẳng thắn, nhưng không nên mang tính cách bó buộc, đòi hỏi, hăm dọa, hay bảo thủ. Nếu bản thân có lỗi, có sai lầm thì nên thành thật nhận lỗi trước. Không che giấu, không thanh minh, hãy đón nhận sự phê bình của đối phương. Nếu có sự hiểu lầm, cần cùng đối phương giải quyết với thái độ hết sức bình tĩnh, khiêm tốn.

- Xin cảm ơn ông!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khong-bien-dong-luc-thanh-ap-luc-voi-giao-vien-post609444.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khong-bien-dong-luc-thanh-ap-luc-voi-giao-vien-post609444.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không biến 'động lực' thành 'áp lực' với giáo viên