Các công nhân đã gần hoàn thành việc phá dỡ toà nhà "Hàm cá mập", chỉ còn những công đoạn cuối cùng.
Những ngày này, nhiều công nhân cùng máy móc đang tập trung phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" để mở rộng quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục (Hà Nội).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, hiện các công nhân đã gần hoàn thành việc phá dỡ toà nhà "Hàm cá mập", chỉ còn những công đoạn cuối cùng.
Giữa tháng 6, quận Hoàn Kiếm (cũ) đã tiến hành rào chắn quanh tòa nhà này để đảm bảo an toàn trong quá trình phá dỡ. Đến đêm 19/6, lực lượng chức năng bắt dầu phá dỡ.
Tòa nhà "Hàm cá mập" nằm ở ven hồ Hoàn Kiếm và vùng lõi phố cổ của TP Hà Nội nên mọi hoạt động phá dỡ đều được lực lượng chức năng thực hiện rất cẩn trọng.
Các công nhân cùng máy móc đang phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" (Ảnh: Bạch Huy Thanh chụp chiều 9/7).
Trước đó, quận Hoàn Kiếm (cũ) đã nghiên cứu phương án cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục.
Đây là điểm kết nối 2 khu vực đô thị di sản của Thủ đô Hà Nội gồm hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn ở phía Nam (di tích cấp quốc gia đặc biệt) và khu phố cổ ở phía Bắc (di tích cấp quốc gia).
Việc nghiên cứu, lập phương án được triển khai thận trọng và xin ý kiến các bộ ngành, hội đồng kiến trúc thành phố… do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội thực hiện làm cơ sở trước khi triển khai.
Việc cải tạo, chỉnh trang quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, trong đó có việc hạ giải tòa nhà "Hàm cá mập" được triển khai trước.
Lực lượng chức năng sắp phá dỡ xong tòa nhà "Hàm cá mập" (Ảnh: Bạch Huy Thanh).
Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm (cũ), nay là phường Hoàn Kiếm, đã phối hợp các sở, ngành nghiên cứu lập phương án và báo cáo thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư theo 2 phân kỳ.
Phân kỳ 1 gồm 5 nội dung như hạ giải tòa nhà "Hàm cá mập"; di chuyển trạm biến áp bên trong tầng 1 công trình tòa nhà; chỉnh trang tòa nhà Hapro (số 7-9 Đinh Tiên Hoàng), chỉnh trang mái che, mái vảy, biển hiệu, mặt đứng các công trình xung quanh quảng trường đoạn phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn phố Cầu Gỗ, đầu phố Hàng Đào.
Bên cạnh đó, sẽ chỉnh trang nhà hàng Thủy Tạ; tổ chức lại giao thông trên đường Đinh Tiên Hoàng, hạn chế phương tiện giao thông cơ giới, phát huy không gian sau hạ giải công trình số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng và kết nối tuyến phố Đinh Tiên Hoàng để triển khai thành không gian công cộng gắn với dịch vụ bổ trợ cho du lịch của thủ đô.
Tòa nhà "Hàm cá mập" trước khi được phá dỡ (Ảnh: Nguyễn Hà Nam).
Phân kỳ 2 gồm nghiên cứu giải pháp phát triển không gian ngầm quảng trường; tiếp tục chỉnh trang hết lớp nhà thứ nhất mặt phố xung quanh quảng trường; cải tạo tổng thể hạ tầng kỹ thuật để tương xứng với hoạt động của hồ Hoàn Kiếm là di tích cấp quốc gia đặc biệt; bổ sung các trang thiết bị đô thị phù hợp với các chức năng hoạt động của khu vực.
Tòa nhà "Hàm cá mập" được xây dựng từ năm 1991-1993, do Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) quản lý.
Hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) là hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm Hà Nội với diện tích khoảng 12ha, chu vi 1,7km.
Từ sáng 21/4, nhiều nhà hàng, cà phê, cơ sở kinh doanh bắt đầu tháo dỡ đồ đạc, di chuyển khỏi tòa nhà Hàm cá mập để bàn giao mặt bằng cho chính quyền quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Trưa ngày 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.
(GDTĐ) - Trong năm học 2025–2026, học phí tại các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật tiếp tục tăng, dao động từ 15 triệu đến 82,5 triệu đồng mỗi năm, tùy chương trình và cơ sở đào tạo. So với năm trước, mức tăng trung bình khoảng 1,5 đến 3,6 triệu đồng.
Ngày 9/7, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiểu ban Giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã tổ chức phiên họp góp ý về dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).
Nhóm học sinh Trường THCS Lưu Văn Mót (Quới Thiện, Vĩnh Long) đã chế tạo găng tay thông minh đo chỉ số nhiệt độ, nhịp tim, nồng độ oxy trong máu... giúp theo dõi sức khỏe người bệnh hiệu quả.
(GDTĐ) - Trong năm học 2025–2026, học phí tại các trường đào tạo văn hóa nghệ thuật tiếp tục tăng, dao động từ 15 triệu đến 82,5 triệu đồng mỗi năm, tùy chương trình và cơ sở đào tạo. So với năm trước, mức tăng trung bình khoảng 1,5 đến 3,6 triệu đồng.
Trưa ngày 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo.