Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình
Bài và ảnh: Thảo Quyên•31/05/2024 06:51
Dự án Công viên văn hóa – vui chơi giải trí, thể thao quận Hà Đông có diện tích hơn 95 ha. Khi hoàn thành, nó sẽ là công viên rộng thứ 2 Hà Nội, chỉ sau công viên Yên Sở.
Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (Hà Nội) nằm trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng, có tổng mức đầu tư trên 1.250 tỷ đồng, dự kiến thực hiện từ năm 2024-2027.
Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch khoảng hơn 95 ha. Với diện tích này, công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ là công viên được đầu tư công lớn nhất Hà Nội, gần gấp đôi công viên Thống Nhất (50 ha) và gần gấp 5 lần công viên Hoà Bình (20 ha). Nó chỉ nhỏ hơn một công viên do tư nhân đầu tư là công viên Yên Sở (323 ha của tập đoàn Gamuda).
Hiện diện tích đất đã giải phóng mặt bằng hơn 55 %. Công viên này cách ngã tư Sở khoảng 9 km về phía Tây nam và cách hồ Gươm khoảng 14 km.
Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông sẽ có hồ điều hòa và đảo với diện tích mặt thoáng trên 35 ha; khu công viên văn hóa gồm 19 khu vực khác nhau như khu phục vụ dã ngoại, nhà hàng ẩm thực, chòi ngắm cảnh ven hồ, chòi đánh cờ tướng, quảng trường nhạc nước, quảng trường văn hóa, lễ hội.
Dự án Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông khi hoàn thành sẽ giúp giải “cơn khát” công viên. Quận Hà Đông rộng gần 50 km, gấp 9 lần quận Hoàn Kiếm với dân số hơn 400.000 người. Tuy vậy, trong vài chục năm qua quận không có công viên. Một công viên khác trên địa bàn quận là công viên Thiên văn học do xây dựng sai quy hoạch nên dù làm xong vẫn phải đóng cửa nhiều năm. Đến đầu năm 2024, công viên đó mới tạm được mở cửa.
Dự án cũng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn của quận Hà Đông, góp phần thiết lập trục không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa cho các tuyến đường lớn trong khu vực, như Vành đai 3,5, đường Phúc La - Văn Phú và khu vực lân cận như khu đô thị mới Văn Phú, Phú Lương, Kiến Hưng…
Trước đó mặc dù công viên được phê duyệt từ năm 1998 nhưng sau hơn 20 năm, dự án vẫn chưa được thực hiện. Đến nay dự án Khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao quận Hà Đông vẫn là bãi đất trống. Xung quanh khu vực dự án được quây tôn, có bảo vệ canh gác, hạn chế người ra vào.
Tháng 11/2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 . Sau đó, hàng loạt công việc khác như lập báo cáo đề xuất chủ trương, thi tuyển phương án thiết kế, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường mới được triển khai.
Bên trong dự án có nhiều sân thể thao hoạt động, ngổn ngang vật liệu xây dựng của các đơn vị đã thuê mặt bằng để làm nhà hàng, khu dịch vụ trước đây. Sau khi dư luận lên tiếng, quận Hà Đông đã yêu cầu các đơn vị thuê mặt bằng phải di dời khỏi dự án.
Bên cạnh đó, dự án gặp khó khăn khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng trên hơn 30 ha đất lúa từ 2 vụ trở lên thành đất phi nông nghiệp để thực dự án; trong đó gần 24 ha thuộc phường Kiến Hưng và hơn 0,6 ha thuộc phường Hà Cầu.
Trong khu vực nghiên cứu có Khu di tích Quốc gia Nhà thờ Hoàng Trình Thanh và Từ chỉ họ Hoàng đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia; khu Nhà Quàn, đền thờ Thần Nông của làng Đa Sỹ - công trình phục vụ nhu cầu tâm linh, văn hóa lâu đời của người dân làng Đa Sỹ.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(GDTĐ) - Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên Tiếng Anh của trường THPT chuyên Đại học Sư phạm là 70 học sinh, nhận hơn 1.600 hồ sơ, khiến tỷ lệ chọi lên tới 1 trên 22,9.
Sáng 13/5 ùn tắc kéo dài cả đường trên cao và đường bên dưới Vành đai 3. Nguyên nhân do từ đêm 12 đến sáng nay, các đơn vị thi công bắt đầu triển khai sửa chữa các khe co giãn giai đoạn 2 và giai đoạn 3 đối với đường trên cao đoạn Big C đi nút giao Thanh Xuân và nút giao Mai Dịch.
Ngày 13/5, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức công bố danh sách các sản phẩm, giải pháp, sáng kiến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu đã được đánh giá, thẩm định và lựa chọn để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử nq57.mst.gov.vn.
(GDTĐ) - Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vừa công bố mô hình đào tạo cử nhân chuẩn quốc tế, rút ngắn thời gian học xuống còn 2,5 - 3 năm, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia, theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Năm học 2025–2026, trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 6, không còn xét sơ tuyển học bạ như các năm trước mà chuyển hoàn toàn sang đánh giá năng lực qua ba môn học.
(GDTĐ) - Mỗi mùa tuyển sinh, cuộc đua vào trường chuyên, lớp chọn lại nóng hơn bao giờ hết. Nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức để mong con vào được “lớp tinh hoa”. Nhưng liệu môi trường học tập “cao cấp” này có thực sự phù hợp và cần thiết cho học sinh ngay từ lớp 6?
Dù số lượng thí sinh đăng ký giảm và chỉ tiêu tăng so với năm trước, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội vẫn được nhận định là đầy thử thách, đặc biệt ở các trường có sức hút lớn.
(GDTĐ) - Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 chuyên Tiếng Anh của trường THPT chuyên Đại học Sư phạm là 70 học sinh, nhận hơn 1.600 hồ sơ, khiến tỷ lệ chọi lên tới 1 trên 22,9.