Kì 1: Trái cây nhập khẩu dán mác giả có thương hiệu 'móc ví' người tiêu dùng

Hà Phương | 29/09/2023, 06:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Trước thị hiếu “sính ngoại” của người tiêu dùng, không ít người kinh doanh vì lợi nhuận mà gian dối, dán mác giả xuất xứ để tuồn trái cây không rõ nguồn gốc ra thị trường.

Trên thị trường, nho sữa Hàn được bán với giá 800.000-900.000 đồng/kg loại từ 0,5-0,8 kg/chùm. Còn nho VIP trọng lượng trên 1,2kg/chùm có giá 1,2 triệu đồng/kg.

Trong khi các trang mạng xã hội rao hàng nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, nhiều cửa hàng trái cây khẳng định là hàng Trung Quốc. Theo chị Thu Huyền: “Nho sữa này được nhập từ Trung Quốc. Và so với nho sữa Hàn Quốc với nho Trung Quốc thì độ ngọt nhạt tùy chùm, không có mùi thơm và mềm, bề mặt quả sẽ xanh nhạt hơn”.

Theo các đơn vị hoa quả nhập khẩu đánh giá, loại nho sữa Trung Quốc quả nhỏ, ăn chua là hàng xả, còn hàng cao cấp thì quả to, ăn ngọt sắc, cuống xanh và giá cao chứ không thể rẻ như trên mạng rao bán được. Không chỉ được bán đầy rẫy trên chợ mạng với giá rẻ mà tại các cửa hàng trái cây, nho sữa cũng được nhập về ồ ạt với bán với số lượng lớn. Nhiều cửa hàng còn bán giá chỉ 90.000 đồng/kg.

qua-tao.jpeg
Trái cây nhập khẩu.

“Tẩm” để tươi lâu

Các loại trái cây nhập khẩu như lê, táo… mua về rồi để cả vài tháng trong điều kiện tự nhiên mà không bị héo, hư hỏng. Vậy, làm thế nào mà chúng lại có thể tươi lâu đến vậy?

Theo chuyên gia cho biết, chất ethylen được coi là hormon thực vật thúc đẩy quá trình chín nhanh của trái cây sau khi thu hái. Muốn bảo quản được trái cây tươi lâu mà vẫn giữ được nguyên hương vị, màu sắc, người ta phải sử dụng các loại hoá chất có khả năng kìm hãm quá trình sản sinh ethylen hoặc ngăn cản sự gắn ket của ethylen với thụ thể của nó.

Ở các nước phát triển, các hoá chất này được dùng trước khi thu hoạch như aminoethoxyvinyl-glycin (ReTrain) hoặc sau thu hoạch như l-methycyclopropen (EthylBloc). Theo phân loại, đây là các chất thuộc nhóm điều hoà sinh trưởng. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn chưa được liệt kê trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho phép ở Viêt Nam.

Chính vì vậy, hiện tượng trái cây tươi lâu, thậm chí là từ 4-6 tháng chỉ có thể do trái cây được tẩm ướp các hoá chất cấm sử dụng như: thuốc diệt cỏ CO2,4D, hoá chất có gốc clo. Đây là các chất giúp tiêu diệt các loại vi sinh vật bám vào trái cây. Nếu nhúng vào dung dịch này, trái cây không những bảo quản được lâu hơn mà còn có vẻ ngoài cứng hơn, tươi hơn.

Trái với việc cần giữ tươi lâu, một số loại trái cây lại được thúc chín hàng loạt như mít, sầu riêng… Khi sử dụng hoá chất thúc chín thì các loại quả này cũng có mùi thơm, nhưng khi ăn thì thấy sượng và không có vị ngọt.

Theo các nhà khoa học dung dịch dùng để thúc chín ép trái cây có chứa carben-dazim và tebuconazol. Đây là hai chất được dùng chủ yếu để trị nấm bệnh cho cây trồng. Muốn cho chuối, xoài, đu đủ… chín vàng đồng đều, căng mọng, màu sắc hấp dẫn hơn trái cây thông thường… thì chỉ cần một chút hoá chất “hoa quả thúc chín tố”. Hoạt chất trong “hoa quả thúc chín tố” chính là therel (ethephon).

(Còn tiếp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kì 1: Trái cây nhập khẩu dán mác giả có thương hiệu 'móc ví' người tiêu dùng