Bảo Sơn không những bị tật cận thị, mà còn mắc bệnh tự kỷ bẩm sinh. Theo chia sẻ của bà ngoại, vốn dĩ Sơn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày. Nay cộng thêm tật cận thị, bệnh tự kỷ càng thêm nặng.
Cả ngày Sơn chỉ quanh quẩn trong nhà, xem tivi. Đến trường lớp, em cũng không chịu giao tiếp với bạn bè. Đôi mắt cận không được điều trị đúng cách khiến Sơn không nhìn rõ bài giảng của cô trên lớp. Em học đuối hơn các bạn.
Chỉ mãi đến khi em được bà và bác đưa xuống Hà Nội và thăm khám tại cơ sở chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Bảo Sơn mới bắt đầu có những chuyển biến tích cực trong giao tiếp và học tập.
PGS. BS Nguyễn Đức Anh - Trưởng khoa khúc xạ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: “Trường hợp của cháu Sơn, ở độ tuổi này mà cháu đã mắc 5 độ cận là rất đáng quan tâm. Cháu ko nhìn được rõ. Dù đã được khám ở địa phương nhưng chưa được chỉnh kính đúng độ, không cải thiện được thị lực.
Chỉ khi cháu đến Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, được khám cẩn thận, cho đeo kính thích hợp thì kết quả cháu chịu đeo kính hơn, sinh hoạt dễ dàng và thoải mái hơn. Nhờ kính cháu nhìn rõ hơn.”
“Con nhìn rõ rồi. Cảm ơn cô!” - Em Sơn trả lời khi được bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 thăm khám sau khi đeo kính 4 tuần để điều trị cận thị.
Câu chuyện của Bảo Sơn trong clip này có thể sẽ khiến các bậc cha mẹ giật mình vì đôi khi, quá bận rộn, họ coi thường sức khỏe đôi mắt của con. Để tránh những biến chứng khó lường, cha mẹ nên cho con thăm khám định kỳ tại các bệnh viện mắt uy tín; và tuân thủ các biện pháp kiểm soát cận thị mà bác sĩ chỉ định.