|
Tượng chó đá và lính canh ở hai bên Cổng đền vẫn còn khá nguyên vẹn.
|
|
Hai bên tả hữu sân Đền là hàng tượng lính canh, voi đá, ngựa đá với các chi tiết tạo hình sống động thể hiện tài năng của nghệ nhân xưa.
|
|
Gian đại bái ở Đền Phú Đa có nền và nhiều chi tiết làm bằng đá thể hiện sự tài hoa của nghệ nhân xưa.
|
|
Sập đá, ban thờ bằng đá trong hậu cung của Đền Đá.
|
|
Hai vị quan văn ngồi hai bên trước cửa chính của hậu cung với thần thái sống động.
|
|
Trong hậu cung có 5 ngai thờ chia làm hai hàng, hàng đầu là ngai thờ bằng đá của cụ Nguyễn Danh Thường.
|
|
Các cột gỗ lim trong đền vẫn vô cùng vững chãi trong gần 300 năm qua.
|
|
Các cấu kiện gỗ như xà, kẻ hiên hay y môn, cửa võng đều được người xưa bào trơn, đóng bén, soi gờ kẻ chỉ và tạo hình sống động.
|
|
Đá được vận chuyển từ Thanh Hóa ra để xây móng và tường cho ngôi đền.
|
"Dù không có con, cụ Nguyễn Danh Thường vẫn luôn thương dân và chăm lo giáo dục đạo lý nhớ ơn tổ tiên bằng việc tự bỏ tiền của ra để xây dựng ngôi sinh từ này. Trong đền có 10 tấm bia đá khắc bằng chữ nôm, nội dung mang hàm ý răn dạy thế hệ sau về đạo đức, lối sống cũng như các ngày giỗ kỵ cùng hương ước của làng xã để nhân dân làm theo. Đền đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990. Sắp tới đền sẽ được đầu tư mở rộng thêm một số hạng mục để phát huy hơn nữa những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa" - ông Nguyễn Danh Nhân chia sẻ.