Kinh nghiệm của bà mẹ có con 12 năm là học sinh giỏi: Sau khi trẻ lên 6 tuổi, đừng làm điều này!

Hiểu Đan, | 29/10/2023, 20:49
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Là cha mẹ, vai trò của chúng ta là hướng dẫn và giúp đỡ con cái hình thành những thói quen tốt.

Để trẻ hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập

Khi con bạn về nhà, chúng nên có một lịch trình cụ thể những việc cần làm tại nhà. Trẻ em cần biết rằng chúng có thời gian để ăn, có thời gian để làm bài tập về nhà và cũng có thời gian rảnh rỗi. Thời gian rảnh chỉ bắt đầu sau khi làm xong bài tập về nhà. Đồng thời, cha mẹ phải học cách buông bỏ việc làm bài tập về nhà hay sửa bài giúp con.

"Trẻ còn nhỏ, chưa đọc được kĩ câu hỏi, làm sao có thể làm được nếu không có người lớn theo dõi?"; "Con tôi mới vào lớp một, bài tập này không làm được, tôi phải đứng ngoài nhìn sao?"... Chúng ta luôn cảm thấy con mình còn nhỏ, không nỡ để con tự lập. Nhưng trên thực tế, cần rèn luyện cho trẻ thói quen hoàn thành bài tập về nhà một cách độc lập ngay từ khi còn nhỏ. Ngay cả khi trẻ viết kém hoặc viết sai, hãy cố gắng để trẻ tự làm.

Khi chúng ta cùng con làm bài tập, thấy sai chỗ nào liền hét lên: Ôi, không đúng, viết không phải như vậy! Nếu trẻ đang trong trạng thái tập trung, trẻ sẽ bị ngắt quãng, cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Kết quả cuối cùng là trẻ không dám viết dù biết viết vì sợ bị mắng nếu viết sai.

Vì vậy, mặc dù giáo viên yêu cầu phụ huynh giám sát bài tập về nhà của con nhưng chúng ta phải học cách buông bỏ từ từ. Thay vài đó, chỉ đóng vai trò giám sát và trau dồi khả năng tự hoàn thành bài tập về nhà của trẻ.

Để trẻ tự kiểm tra bài tập về nhà

Cha mẹ nên rèn luyện cho con khả năng tự kiểm tra bài tập về nhà. Thời gian đầu có thể trẻ chưa hiểu rõ, nhất là đối với trẻ lớp 1, cha mẹ có thể hướng dẫn con vài lần.

Nên dặn con: Con có thể học cách kiểm tra bài tập về nhà trước, so sánh với bài học, tự xem xét kỹ lưỡng, xong rồi hẳn đưa mẹ. Điều này sẽ giúp con bạn có trách nhiệm với bài vở của chúng chứ không ỷ lại, làm qua loa rồi "thảy" cho cha mẹ. Sau đó, bạn có thể thiết lập hệ thống thưởng và phạt cho con mình: Nếu tỷ lệ sai sót cao thì phải học thuộc lòng một số bài thơ, nếu tỷ lệ sai sót thấp có thể thưởng cho trẻ một món quà nhỏ.

Nếu con bạn lười học, bị điểm kém, đó là hậu quả tự nhiên cho hành vi của chúng, vì thế bạn không nên can thiệp và cố gắng yêu cầu giáo viên của con bạn thay đổi điểm số.

Việc học là việc cả đời và cũng là việc riêng của trẻ, là cha mẹ, chúng ta không nên can thiệp quá nhiều.

Theo Phụ nữ số
https://phunuso.baophunuthudo.vn/kinh-nghiem-cua-ba-me-co-con-12-nam-la-hoc-sinh-gioi-sau-khi-tre-len-6-tuoi-dung-lam-dieu-nay-193231029145340611.htm
Copy Link
https://phunuso.baophunuthudo.vn/kinh-nghiem-cua-ba-me-co-con-12-nam-la-hoc-sinh-gioi-sau-khi-tre-len-6-tuoi-dung-lam-dieu-nay-193231029145340611.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh nghiệm của bà mẹ có con 12 năm là học sinh giỏi: Sau khi trẻ lên 6 tuổi, đừng làm điều này!