Trong nửa đầu năm học 2024 – 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về dạy thêm học thêm, quy chế tuyển sinh THCS, THPT được dư luận quan tâm. Một số điểm mới đã tháo gỡ được những khó khăn địa phương đang gặp phải.
Đánh giá cao tính hiệu quả của quy định mới
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm học này, Hà Nội đã tăng thêm 2 trường THPT chuyên và 39 trường học; khắc phục được tình trạng phụ huynh phải xếp hàng đăng ký nhập học; hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương với lớp 5, 9, 12 và từng bước khắc phục khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; quy định chặt chẽ việc học sinh sử dụng điện thoại ở trường, lớp học…
Hà Nội cũng đã tham mưu thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; chuẩn bị chu đáo cho kỳ tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT; đã xây dựng phương án tuyển sinh đầu cấp với tiêu chí xét tuyển vào lớp 6, đặc biệt đối với các trường chất lượng cao bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch…
Ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Huếđánh giá cao việc Bộ GD&ĐT đã tham mưu, ban hành kịp thời các văn bản, giải quyết điểm nghẽn cho địa phương.
Ngành Giáo dục TP Huế đã triển khai các Thông tư, quy định này thông qua đẩy mạnh truyền thông. Cho biết xã hội rất yên tâm về các phương án tổ chức các kỳ thi năm 2025 theo chương trình mới, ông Nguyễn Tân cũng chia sẻ tín hiệu tích cực từ kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm nacácy.
Riêng TP Huế, tỷ lệ đoạt giải được duy trì tốt với 84/108 học sinh dự thi đoạt giải, tỷ lệ gần 80%. ện nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024-2025; triển khai một số Thông tư mới được ban hành như Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm; Thông tư 30/2024/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT...
Vớituyển sinh đầu cấp, Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, Bộ GD&ĐT đã có công văn kịp thời hướng dẫn xét tuyển đối với lớp 6, qua đó giúp thành phố thuận lợi trong hướng dẫn học sinh, phụ huynh, nhất là những trường có số lượng tham gia xét tuyển lớn.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng đã có những chia sẻ đánh giá cao Thông tư số 23/2024/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Với Thông tư này, nhiều dự án, công trình trường học đã được đầu tư, sửa chữa, nâng tầng.
“Mong rằng sĩ số học sinh/lớp sẽ đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT, thậm chí thấp hơn”, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.
Trong nửa đầu năm học, các Sở GD&ĐTchỉ đạo cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt các điều kiện và triển khai thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 5, lớp 9, lớp 12. Các nhà trường chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Ngành Giáo dục đã thực hiện thành công thí điểm học bạ số cấp tiểu học và thí điểm dạy học kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học; ban hành hướng dẫn triển khai học bạ số cho trung học và giáo dục thường xuyên từ 2025.
Nhấn mạnh đến việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhận định, việc này đã từng bước hoàn thiện và đạt kết quả; đã thể hiện sự kiểm đếm, huy động đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị trường học các môn học. Qua theo dõi, kiểm tra tại các địa phương cho thấy, việc phân công giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là đối với các môn học mới, từng bước đã khắc phục được khó khăn, vướng mắc trong thời gian qua.
Tăng cường quản lý giáo dục dịp Tết Nguyên đán
Liên quan đến công tác quản lý các hoạt động giáo dục vào dịp Tết Nguyên đán năm 2025, đại diện Sở GD&ĐT Tuyên Quang cho biết: Sở GD&ĐT đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động giáo dục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Trong đó, tập trung vào việc đảm bảo an ninh, an toàn trường học; an toàn giao thông; tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; tổ chức các hoạt động vui xuân lành mạnh, tiết kiệm cho học sinh và giáo viên.
Cùng với đó, quan tâm, hỗ trợ, tổ chức chu đáo việc đón Tết đối với học sinh, học viên hoàn cảnh khó khăn. Các trường có học sinh nội trú chủ động phối hợp với các doanh nghiệp vận tải hành khách để tổ chức bán vé tàu, xe tại trường cho học sinh về nghỉ Tết, có giải pháp hỗ trợ tiền tàu xe cho học sinh hoàn cảnh khó khăn...
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, học kỳ 1 vừa qua, khối mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ với tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực, hiệu quả. Trong đó, các sở GDĐT đã tích cực thực hiện theo khung kế hoạch thời gian năm học; tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dạy học…
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, cơn bão số 4, nhưng các địa phương với tinh thần “tương thân tương ái” của toàn ngành, toàn xã hội đã nhanh chóng ổn định việc dạy học. Các nhà trường đã tập trung vào công tác chuẩn bị đánh giá một chu trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ tuyển sinh vào lớp 10 đầu tiên theo chương trình mới. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT vừa qua kết quả cơ bản ổn định, nhiều môn học có chỉ số tốt hơn phần nào phản ánh chất lượng dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Không chỉ quan tâm, thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, ngành Giáo dục địa phương còn chăm lo toàn diện đến đội ngũ nhà giáo, học sinh với phương châm không để bất cứ học sinh, giáo viên nào vì điều kiện kinh tế mà không có Tết.
Sau nghỉ Tết Nguyên đán, Thứ trưởng yêu cầu cần quan tâm việc duy trì sĩ số, nắm được tình hình học sinh quay trở lại trường, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập; lưu ý việc tổ chức dạy học, sức khỏe cả thầy và trò khi thời tiết rét đậm, rét hại.
Trong học kỳ 2, Thứ trưởng yêu cầu cần tiếp tục phát huy tinh thần của học kỳ 1, không chủ quan với những kết quả đạt được để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học, cùng nhau quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.