Kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT theo từng phần thi

Phạm Khánh (ghi) | 01/05/2023, 06:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô Nguyễn Thuỳ Dung, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THPT Quang Trung, Hưng Yên, chia sẻ một số kỹ năng làm bài thi môn Ngữ văn theo từng phần.

Xác định đề thi thuộc dạng nào trong số những dạng bài sau đây: Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ hay nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi…

Kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT theo từng phần thi ảnh 2

Một tiết học của học sinh Trường THPT Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Các bước làm bài giống như dàn ý đã lập trước đó nhưng cần chú ý.

Thứ nhất, mở bài bắt buộc nêu được yêu cầu của đề bài là vấn đề cần nghị luận.

Thứ hai, thân bài cần:

- Khái quát về tác giả (phong cách sáng tác), tác phẩm, xuất xứ: (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, HS làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,5 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác, khái quát nội dung và dẫn dắt đến vấn đề cần phân tích)

- Nội dung phân tích, cảm nhận:

Trong phần nội dung của bài làm, HS phải xác lập được các luận điểm chính. Vận dụng các thao tác lập luận: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm.

HS nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi đầu dòng để giám khảo dễ nhìn bố cục của bài viết. Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung, đặc biệt là phân tích thơ.

Khi hành văn, cần tránh lỗi chính tả, diễn đạt, sử dụng những từ, câu sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, “giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc”. Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm.

Riêng với HS khá giỏi, để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm khác; cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. HS cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm vì những yếu tố đó sẽ làm cho bài văn thêm phong phú và có chiều sâu.

- Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. HS cần đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm. Thường chiếm từ 0,5 – 1,0 điểm, đây là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn.

Thứ ba, ở kết bài, HS đánh giá chung về vấn đề.

Theo cô Nguyễn Thuỳ Dung, để viết tốt đoạn văn 200 chữ, HS cần nắm vững một số lưu ý như: Bố cục một đoạn văn NLXH đủ ba phần : Mở đoạn– Thân đoạn– Kết đoạn. Giải thích ngắn gọn, rõ ràng, khoa học, hợp lý. Bàn luận sâu sắc, lập luận chặt chẽ, bày tỏ quan điểm, ý kiến rõ ràng, thấu tình đạt lý.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ky-nang-lam-bai-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-theo-tung-phan-thi-post636755.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ky-nang-lam-bai-ngu-van-thi-tot-nghiep-thpt-theo-tung-phan-thi-post636755.html
Bài liên quan
Thi tuyển vào lớp 10: Toán, Ngữ văn và môn/bài thi do địa phương chọn
Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ thực hiện 3 môn thi, bài thi (Toán, Ngữ văn, 1 môn thi hoặc bài thi thứ ba) do sở GD&ĐT lựa chọn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ năng làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT theo từng phần thi