- Người bệnh nổi mày đay cần chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo.
- Sau đó cho lượng lá khế này sao vàng trên chảo nóng cho đến khi lá khế quắt lại.
- Cho hỗn hợp này ra một tấm vải sạch, rồi chà xát lên vùng da bị mề đay.
- Bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày để triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Xông hơi nước lá khế
Ngoài hai cách chữa mề đay bằng lá khế ở trên, bạn có thể sử dụng lá khế để xông hơi cũng rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho vào nồi nước để nấu sôi.
- Nấu lá khế trong nồi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp.
- Bắc bếp ra nơi an toàn rồi lấy ghế ngồi cạnh, sau đó trùm chăn phủ kín người và nồi nước lá khế.
- Xông cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể sử dụng nước đó để tắm giúp điều trị bệnh cực tốt.
Trị mề đay bằng lá khế và muối biển
Để áp dụng mẹo chữa mề đay này, người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá khế và một chút muối trắng loại to. Cách thực hiện như sau:
- Lá khế rửa sạch, để ráo.
- Cho lá khế vào cối giã nát cùng với muối hạt.
- Sau đó vệ sinh thật sạch vùng da bị mề đay, sau đó đắp lá khế vừa giã nhuyễn lên và xoa bóp nhẹ nhàng.
- Người bệnh có thể cố định vết thương bằng băng gạc khoảng 20 phút rồi tắm lại với nước ấm.
- Kiên trì thực hiện bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế này thường xuyên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi mày đay, mẩn ngứa.
Trị cảm nắng, nhức đầu: Lá khế tươi 100g, lá chanh 40g, giã vắt lấy nước uống;
Trị viêm họng: Lá khế 20- 40g, giã nát, lọc lấy nước cốt, thêm muối hạt vừa đủ, ngậm ngày 2 lần.
Sau khi sởi bay Lá khế nấu lấy nước tắm cho trẻ.
Trị tiểu dắt, tiểu buốt, viêm bàng quang, viêm âm đạo: Lá khế 100g, rễ cỏ tranh 40g, sắc uống.
Chữa ngộ độc nấm, rắn cắn: Lá khế 20g, lá hoặc quả đậu ván đỏ 20g, lá lốt 10g. Tất cả dùng tươi, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước, uống làm 1 lần.
Với những thông tin trên chắc chắn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Lá khế có tác dụng gì?".
Vân Anh(Tổng hợp)