Rau mơ dân ta gọi bằng nhiều tên như dây mơ lông, mơ tam thể. Rau mơ dùng để ăn sống hoặc nấu canh. Vậy nhưng lá mơ có tác dụng gì?
Tổng quan về lá mơ
Đối với người Việt thì lá mơ lông là loại rau xuất hiện rất nhiều trong các mâm cơm gia đình. Ngoài tên gọi lá mơ lông, nó còn được nhắc đến với những cái tên khác như mơ tròn, ngưu bì đống, mơ tam thể.
Dân gian gọi nôm na rau mơ là rau bình vị, giúp tiêu hóa tốt. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời lương y Lê Trần Đức cho biết, rau mơ vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, sát trùng.
Lá mơ có tác dụng gì?
Bài viết trên webiste Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, mơ lông có:
Vị đắng, tính mát.
Tc dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng.
Thường được dùng để chữa các chứng phong thấp, đau nhức, đau bụng, kiết lỵ, phù thũng, đầy bụng, chậm tiêu, trẻ nhỏ suy dinh dưỡng (cam tích, gan, lách sưng to, trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), mụn nhọt mọc ở lưng, bạch đới, tổn thương do trật đả…
Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của mơ lông là giúp thanh nhiệt, sát khuẩn và trị các bệnh về đường tiêu hóa rất tốt.
Liều dùng 20 – 30g/ngày, có thể dùng đến 50g vẫn an toàn. Nếu ăn ít, với tính cách như rau thơm thì lá mơ thanh nhiệt và chống dị ứng.
Thịt chó nóng, lá mơ thanh nhiệt. Thịt chó là protein lạ có thể gây dị ứng, lá mơ chống dị ứng. Như vậy, thịt chó ăn với lá mơ lông là một cặp kết hợp dược lý rất hay mà người xưa đã từng thực hiện.
Một số món ăn bài thuốc từ lá mơ lông
Dưới đây là một số món ăn món ăn bài thuốc từ lá mơ lông do Lương y Phan Thị Thạnh đăng trên Báo Sức khỏe & Đời sống:
Hỗ trợ chữa phong thấp đau khớp: Mơ lông cả dây phơi khô 30-40g, sắc nước uống.
Hỗ trợ chữa đau dạ dày: Lá mơ tươi khoảng 50g, sắc nước uống nhiều ngày.
Chữa kiết lỵ: Dùng từ 30-50g lá mơ thái nhỏ trộn với 1-2 quả trứng gà bọc vào lá chuối hoặc đưa lên chảo rán chín thơm là ăn được ngày 2-3 lần, dùng 5-7 ngày.
Chữa trẻ em cam tích suy dinh dưỡng: Lá mơ băm viên với thịt, cá gia vị cho ăn thường xuyên.
Chữa rắn cắn: Lá mơ 50g rữa sạch nhai nuốt nước bả đắp vết cắn.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Lá mơ có tác dụng gì?" rồi phải không. Hãy thường xuyên bổ sung lá mơ lông trong bữa ăn gia đình nhé.