Lãi suất đã hạ nhưng vì sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?

Nhật Linh | 17/06/2023, 09:21
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mức lãi suất hạ nhiệt được kỳ vọng sẽ trở thành nhân tố thúc đẩy thị trường địa ốc hồi phục sớm trở lại. Nhưng thực tế, đến hiện tại, thanh khoản của thị trường còn ảm đạm.

Báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng ghi nhận, trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống.

Đơn vị nghiên cứu này đưa ra nhận định đáng chú ý đó là sức cầu sụt giảm nghiêm trọng. Thị trường bất động sản có dấu hiệu “suy yếu” kể từ đầu năm 2022. Tình trạng này vẫn tiếp tục duy trì đến tận thời điểm hiện tại hết quý I.2023.

“Các doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đồng loạt lâm vào trạng thái “ngộp thở” trong thời gian dài. Như “người sắp chết đuối”. Mặc dù đã cố gắng loại bỏ dần các yếu tố làm giảm sức nặng. Nhưng vẫn không đủ sức để có thể ngoi lên”, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định.

Vì sao thị trường chưa “tan băng”?

Dù thanh khoản đã dần tăng song yếu tố này chưa đủ nội lực để làm tan băng thị trường địa ốc. Theo một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc đến từ Đà Nẵng, dù lãi suất hạ nhiệt và ổn định nhưng không phải là động lực lớn tạo ra sự đột biến trên thị trường.

Vị này phân tích, thứ nhất, lãi suất cho vay mua bất động sản mới đã hạ nhưng chỉ giảm từ 0,5-1%/năm. Những năm sau, các nhà băng vẫn để lãi suất thả nổi. Một số ngân hàng vẫn chào lãi suất cho vay năm đầu tiên trên 10%/năm. Đó chưa phải là mức lãi suất hấp dẫn để thu hút nhà đầu tư, người mua nhà mạnh tay xuống tiền.

Thứ hai, với nhóm nhà đầu tư, người mua nhà vay ngân hàng giai đoạn 2022, đầu năm 2023, họ vẫn phải chịu mức lãi suất cao. Phía các nhà băng sẽ hiếm khi đưa ra chính sách giảm lãi suất cho vay với nhóm khách hàng vay trước đó. Thế nên mới có tình trạng nhà đầu tư phải gánh mức lãi suất thả nổi lên tới 15-16%/năm. Đó là thực tế.

Đưa ra quan điểm về hiện trạng chưa “tan băng” của thị trường địa ốc, ông Trần Mạnh (CEO công ty địa ốc tại Hà Nội) cho rằng, trước đó, giá bất động sản đã tăng quá cao và cần thời gian sàng lọc để quay trở lại giá trị thực. Mặt khác, theo ông Mạnh, trong đầu tư, có 2 yếu tố chính tạo nên sức nóng hay lạnh của thị trường là nỗi sợ và lòng tham. Khi sốt đất, nhà đầu tư không sợ, lòng tham lớn nên họ bất chấp xuống tiền. Còn hiện tại, chính vấn đề về tâm lý là điều khiến cho nhà đầu tư sợ, họ đang gánh hàng tồn hay lo lắng vì không thể tìm lợi nhuận tốt. Đó là lý do họ không dám xuống tiền.

Trên góc độ chủ đầu tư, đơn vị nghiên cứu thị trường, ông Phạm Lâm - Chủ tịch DKRA Group cho biết, thời điểm hiện tại số lượng hàng tồn kho rất lớn, rất nhiều dự án đã đủ điều kiện giao dịch nhưng “ế ẩm” bởi đánh mất niềm tin của khách mua. Một số dự án còn đưa ra nhiều chương trình ưu đãi như chiết khấu, giảm giá đến 40% mà vẫn không có giao dịch.

Ông Lâm nói thêm, cần giảm lãi suất cho vay về mức 5 – 6% đối với nhà ở xã hội, dưới 10% đối với nhà ở thương mại nhằm thúc đẩy khách hàng tham gia vay vốn.

Theo Nhịp sống thị trường
https://markettimes.vn/lai-suat-da-ha-nhung-vi-sao-thi-truong-bat-dong-san-van-tram-lang-31721.html
Copy Link
https://markettimes.vn/lai-suat-da-ha-nhung-vi-sao-thi-truong-bat-dong-san-van-tram-lang-31721.html
Bài liên quan
Phân hóa rõ nét giữa các phân khúc bất động sản nhà ở
Thị trường bất động sản đã “khép” lại năm 2024 với sự phục hồi tích cực. Tuy nhiên, sự phục hồi của thị trường không đồng đều mà diễn ra theo hướng phân hóa rõ nét giữa các phân khúc, khu vực, loại hình sản phẩm và cả doanh nghiệp cung ứng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãi suất đã hạ nhưng vì sao thị trường bất động sản vẫn trầm lắng?